Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

GIÁ NHƯ NGÀY ẤY Truyện Ngắn TRẦN MINH NGUYỆT



GIÁ NHƯ NGÀY ẤY…

Truyện Ngắn
TRẦN MINH NGUYÊT




Ông Sơn ngồi lặng bên ban cổng của căn biệt thự ngắm nhìn người qua lại tấp nập trên đường. Họ hối hả đi lại cũng như ông đã từng hối hả ngược xuôi trước đây. Một thời huy hoàng đã trôi qua , tuổi già đã lấy đi của ông tất cả niềm tin, sự hảnh tiến- thay vào đó là cuộc sống cô độc, khép kín trong ngôi nhà lớn này đây? Ông thèm được nghe tiếng chuyện trò của người thân, thèm nghe tiếng gọi “ ba ơi “ của lũ trẻ-thậm chí thèm được ai đó bước chân vào ngôi nhà ông dù là để hỏi thăm bâng quơ vài câu- giá như ngày đó quay trở lại ?- Nhưng tất cả chỉ còn là ánh nắng vàng nhợt nhạt hắt hiu của buổi chiều Đông giá lạnh đang tràn về…

-Mời ông chủ ăn sáng ạ? Tiếng chị giúp việc đột ngột cắt ngang dòng suy nghĩ của ông
Ông quay lại và đột nhiên hỏi : ” Sáng nay ăn gì hả cháu?”
- Dạ ! vẫn như mọi hôm , vẫn tô mì và nửa lạng thịt bò. Chị giúp việc nói thêm- “Ông bảo vậy đã bao lâu nay rồi , cháu đâu dám thay đổi món ?”
Ông Sơn uể oải –thở dài: “ Cháu cứ để đó tý nữa chú ăn, chú cảm thấy hơi mệt !”. Việc ăn uống với ông hiện giờ không còn là sự thưởng thức nữa mà chỉ là để duy trì sự sống mà thôi. Vậy mà không hiểu sao sáng nay ông thấy nó nhạt nhẽo và vô vị đến vậy, chỉ mới nghĩ đến thôi là ông thấy rùng mình rồi. Ông thèm được ăn gói xôi bắp rắc đậu phộng mà chị hàng xóm mọi sáng rao bán, thèm những chén bánh bèo với nước mắm ớt đỏ loét của chị giúp việc, thèm đi nhậu với bạn bè mỗi chiều chủ nhật. Ông thấy sợ sự yên tĩnh vắng lặng của ngôi nhà- giá như ngày đó quay trở lại…



Bé Sơn vừa về tới nhà chưa kịp cất cặp đã hét toáng lên : “ Ba ơi, mẹ ơi! Thằng Nam hôm nay đánh lộn ở trường con ra can ngăn nó không nghe mà còn đánh luôn cả con nữa đây nè!”. Ông bà Thanh nhìn những vết bầm trên tay Sơn -vừa xót thương cho con trai vừa giận tím ruột cho một đứa con trai khác. Trong khi bà Thanh lấy nước muối xoa cho tan vết bầm, ông Thanh tức giận- hỏi : “ Con nói cho ba biết nó làm gì mà tay con bầm nhiều dữ vậy? Hình như không phải là vết đánh? ”. Bé Sơn mếu máo :” Em nó véo và cắn con nhưng ba, mẹ đừng đánh em, em còn nhỏ dại tha cho nó ba, mẹ nhé ! ”. Khi ông bà Thanh có việc phải rời khỏi phòng, Sơn đã nở một nụ cười đắc thắng- nó biết Nam- em nó, thế nào cũng sẽ bị một trận nên thân và nó cũng tự khen mình thông minh đã dùng miệng mút vào những vùng da non gây ra những vết thương tím bầm như vậy.

Trưởng lớp Hùng vừa học rất giỏi, vừa có tính tình rất ôn hòa, tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn bè nên Hùng bao giờ cũng được các giáo sư yêu thương và các bạn trong lớp kính nể. Sơn biết có cố gắng như thế nào đi nữa cũng không đuổi kịp. Một sáng nọ, Sơn nghĩ ra một kế- nó đi học sớm hơn thường lệ, lấy trái đùng đình chín xát xuống chỗ ngồi và bàn một số học sinh trong lớp và ngay chỗ của nó ngồi. Những giờ học ngày hôm đó, mông và tay của những ai bị dính nhựa đùng đình đều phồng rộp lên và ngứa gải không ngừng. Họ không thể học được phải xuống báo cho phòng y tế của trường. Cô y sĩ thấy hiện tượng lạ, xuống lớp điều tra và phát hiện ra những trái đùng đình còn sót lại trong hộc bàn của Hùng. Thế là Hùng phải lên gặp tổng giám thị để khai báo sự việc. Không ai có thể bênh vực giúp cho cậu ta mà chỉ ngơ ngác ngạc nhiên- ngay chính bản thân Hùng cũng không biết nói gì-chỉ nghẹn ngào tức tưởi khóc. Sau lần đó Hùng xin chuyển trường -sang học ở một trường tư thục . Sơn nghiễm nhiên trở thành cậu trưởng lớp đầy uy quyền.

Sơn đậu tú tài toàn phần, thi vào trường Đại học Phú Thọ và trở thành một kỉ sư công chánh- xây dựng trẻ, tương lai rộng mở ở phía trước. Sơn không những là niềm tự hào của cha mẹ mà còn là niềm tự hào của cả gia tộc. Càng vui và tự hào bao nhiêu thì ông bà Thanh thấy càng lo sợ bấy nhiêu –bởi người xưa có nói “ Cực sướng lại sinh khổ, đang vui vẫn gặp buồn”. Ông bà khuyên Sơn hãy cưới Liên – một cô bé hàng xóm tốt bụng nhân từ đã giúp đỡ ông bà trong những lúc trái gió, trở trời mà không có ai bên cạnh. Và ông bà còn muốn sớm có cháu nói dõi vì chỉ còn lại Sơn là con trai duy nhất. Sơn không cãi lời cha , mẹ mà còn tỏ vẻ như rất đồng ý nhưng anh đã đến gặp riêng Liên và nói thẳng : ” Tôi chỉ xem cô như em gái mà thôi, vợ của tôi phải là một người xinh đẹp và có học vị cao tương xứng chứ không phải là một cô gái quê, xin cô đừng phá hỏng tương lai của tôi nhé?” . Liên ngỡ ngàng-tím mặt, và nói gằn từng tiếng : “ Anh hiểu lầm tôi rồi, tôi chăm sóc hai bác là vì anh Nam trước khi đi thoát ly nhờ tôi ở lại chăm sóc hai bác thôi. Anh ấy đã hi sinh rồi, tôi không muốn làm cho linh hồn người chết phải tủi hờn. Bây giờ có anh về rồi- tôi giao hai bác lại cho anh !” . Nói xong, Liên quay lưng đi như trốn chạy-không muốn nhìn lại gương mặt khinh bạc cao ngạo của Sơn lần nữa! Sơn nói to giọng đuổi theo: “ Cô không được phép cho cha, mẹ tôi biết cuộc nói chuyện hôm nay nhé ? ”. Cuối năm đó Liên lấy chồng, một anh giáo đang dạy ở làng bên cạnh.

Sơn trải qua rất nhiều mối tình, nhưng là những mối tình thoáng qua chỉ để thỏa mãn nhu cầu xác thịt mà thôi. Sơn vẫn là một người độc thân, anh muốn vợ mình phải xinh xắn, học cao và gia đình nhà vợ phải có địa vị trong xã hội để anh có thể nương tựa về sau. Nhà vợ anh phải là những nấc thang vững chắc để giúp anh leo lên đỉnh cao danh vọng .Anh vẫn để ý dò xét kiếm tìm mãi nhưng vẫn chưa được người nào vừa ý.

Ông , bà Thanh ở lại quê- sống một mình, không có con cháu nên rất buồn. Cả tháng hay lâu hơn, Sơn mới về quê thăm ông bà Thanh một lần -viện cớ là rất bận công việc. Về nhà- Sơn đưa ông bà một ít tiền rồi đi luôn trong ngày. Ông bà Thanh nhiều lần giục Sơn lấy vợ thì Sơn đều nói : “ Vợ chồng là cái duyên, cái số, số con mà cưới vợ trước 40 tuổi là chết sớm. Ba, mẹ chỉ có mình con nên con không nỡ !” Ông bà Thanh chỉ còn biết lặng lẽ thở dài. Thởi gian sau, Sơn mua được ngôi nhà mới ở gần nơi làm việc nhưng không muốn ba, mẹ biết! Sơn nghĩ đến sự quê mùa dân dã của cha mẹ - cảm thấy xấu hổ . Có lần ông Thanh vì nhớ con đã lần mò lên thăm, cậu nói với ông nhà cậu đang ở là nhà mướn- giữ ông trong nhà không cho tiếp xúc với ai. và khi đưa ông Thanh ra bến xe trở về ,Sơn nói dối với mọi người là người bà con xa đang gặp khó khăn nên lên nhờ cậu ta giúp đỡ …

Cuộc chiến ngày càng lan rộng- Thôn xóm ngày càng vắng . Ba, mẹ Sơn ở quê không dám chạy đi di tản, vì sợ Sơn tìm về nhà không gặp họ. Họ nấn ná ở lại mong chờ tin Sơn. Và một buổi xế chiều nọ- hai chiếc máy bay quần đảo khắp làng rồi trút xuống những quả bom xăng, bom bi- nhà ông bà Thanh bị cháy trụi, và hai vợ chồng ông Thanh đã chết cùng một ngày. Dân làng còn ở lại xúm nhau đến lo việc tẫm liệm rồi chôn họ ngay trong mảnh vườn nhà. Một tuần sau Sơn mới biết tin trở về. Sau khi hi cúng bách nhật của cha, mẹ- Sơn gởi mảnh vườn lại cho hàng xóm, và dời dọn bàn thờ cha, mẹ lên nhà của anh trên phố- cắt đứt mọi liên lạc với nơi đã chôn giữ bao kỉ niệm tuổi thơ với những người thân yêu nhất…

Sau ngày hòa bình lập lại – thống nhất đất nước năm 1975, Sơn hiến ngôi nhà đang ở của mình cho phường làm nơi hội họp, lui về ở trọ nhà của người bạn- một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô. Nhờ em của Sơn là một liệt sĩ và anh giác ngộ cách mạng tốt nên nhanh chóng được ủy ban tỉnh giao giữ chức phó giám đốc của công ty ngoại thương . Sơn có khả năng và rất khéo trong việc giao tiếp, xử lý suông sẻ các mối quan hệ nên anh được mọi người trong công ty rất yêu mến.

Ông Thân - giám đốc của công ty sắp về hưu- Sơn và cậu Hân được đề bạt vào chức vụ này. Chưa biết ban tổ chức tỉnh quyết định chọn ai trong số hai người.? Hân tốt nghiệp Đại học tài chính, và đã từng tham gia chiến đấu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968- cuộc tiến công chiến lược năm 1972, và mùa xuân năm 1975. Sơn và Hân là đôi bạn rất thân, từng chia sẻ cùng nhau mọi niềm vui, nỗi buồn. Sơn xem gia đình của Hân giống như là gia đình của mình vậy. Ba, mẹ Hân cũng rất quý Sơn, con của Hân còn gọi Sơn là “ ba Sơn “ nữa. Nhưng cơ hội làm giám đốc không có lần thứ hai, vì vậy Sơn nghĩ quyết phải thắng Hân bằng mọi giá. Hân vẫn vô tư nói cười với Sơn -có khi còn đùa giỡn : “ Hai chúng ta cậu hay tớ ai làm giám đốc cũng được cả mà nhưng để xem thử thời về tay ai nhé ?”.
Và cơ hội đã đến Sơn. Hôm đó là cuộc họp tổng kết cuối năm của công ty, sau khi họp, cơ quan có tổ chức một bữa tiệc nhỏ để chúc tết cán bộ công nhân viên trong công ty. Sơn đã lén hòa vào ly nước ngọt của Hân và cô kế toán Thủy gói bột của những con gánh củi đã được cậu sấy khô, tán nhỏ . Buổi tiệc liên hoan chưa kết thúc, Hân và Thủy cùng bảo mệt xin cáo từ ra về. Sơn cố giữ hai người ở lại- bảo nếu về thì anh, em mất vui. Sơn liền gọi hai nhân viên dìu họ lên phòng làm việc để họ nghĩ tạm một lúc rồi sẽ xuống cùng tham dự.
Chuyện gì đến cũng đến. Anh, em trong công ty đều tận mắt chứng kiến cảnh tượng hai người nằm ôm nhau trên chiếc ghế salon nệm dài. Sau đó mấy hôm, Ban giám đốc đưa Hân và Thủy ra kiểm điểm, buột viết lởi tự khai nhận tội. Kết quả là họ bị tổ chức tỉnh ủy đình chỉ công tác và Hân bị khai trừ ra khỏi Đảng. Quá xấu hổ, Hân dẫn vợ con vào Nam kiếm sống-không quay trở lại nữa. Một lần nữa, Sơn lại đạt được những gì mình muốn. Năm đó anh đã 40 tuổi.

Có được quyền lực cao, Sơn cũng nghĩ đến việc lập gia đình sinh con nối dõi, nhưng không tìm đâu được mẫu người vợ mà ông từng ấp ủ. Cô học giỏi. thông minh thì nhà nghèo, quê mùa- còn cô có nhan sắc một chút thì chỉ biết ăn diện , se sua không có bằng cấp, trí tuệ.. Những cô vừa đẹp, vừa giỏi giang thì đã có gia đình cả rồi. Thư kí của ông- cô Hiền- rất xinh, cô nhỏ hơn ông 16 tuổi, nhưng yêu thương ông rất thật lòng vậy mà ông không thể cưới cô làm vợ được chỉ vì cô là con của một bà mẹ mù lòa kiếm một đứa con để nương tựa tuổi già . Mặc dù trong đầu ông đã quyết định không cưới Hiền, nhưng vẫn hứa hen-dỗ ngon, dỗ ngọt để chiếm đoạt thân xác cô . Kết quả những lần mua vui đó là cái bào thai ngày càng lớn của Hiền. Mỗi lần nghe vậy, ông đều đưa cho Hiền một khoản tiền bảo cô xin tạm nghỉ- đi xa đâu đó để hủy bó . Lần nào ông cũng một giọng hứa hẹn ngọt ngào là sẽ cưới cô ,nhưng nếu có con trước khi cưới mọi người sẽ dị nghị-ảnh hưởng đến uy tín ,công việc của cả hai người.
Đến lần thứ ba, Bác sĩ bảo nếu Hiền phá thai lần nữa sẽ vĩnh viễn không sinh được con. Hiền đã khóc sướt mướt- vội trở về van xin với ông. Ông vẫn tỉnh bơ- lơ đãng nói : “ Nếu không sinh được con nữa thì càng tốt, chúng mình có thể bên nhau thoải mái suốt mà không hề có hậu quả gì !”. Hiền nhìn trừng trừng lên gương mặt sàm sỡ chai lì của ông, và ôm mặt chạy ra khỏi phòng…

Hiền bỏ việc về sống bên mẹ cô ở quê với cái thai đã ba tháng tuổi. Sau một thời gian không lâu- Hiền gặp lại Nhẫn- một bạn học cũ là người cùng xã của Hiền – Nhẫn học rất giõi, thông minh- nhưng vì mồ côi cả cha, mẹ nên không có điều kiện lên trọ học ở thành phố. Nhẫn ở quê-nhận làm nghề đóng gạch cho các lò gạch trong xã- nuôi thân. Biết được cảnh ngộ của Hiền- vả tình cảm đã dành cho cô từ thời cấp hai vẫn còn sâu đậm-Nhẫn đứng ra nhận cái thai là con của mình . Một đám cưới chóng vánh đã dược tổ chức tươm tất. Sáu tháng sau, bé Kiên bụ bẫm chào đời. Hai vợ chồng Hiền sống rất hạnh phúc. Sau cu Kiên- Hiền còn sinh thêm một bé trai, một bé gái nữa. Ba đứa con của Hiền đều ngoan, thông minh- học giỏi.
Kiên-đứa con trai đẩu của Hiền, ngày nay đã tốt nghiệp đại học sư phạm Kỉ Thuật và được nhà trường mời ,giữ lại làm giảng viên. Kiên nhận lời vì có cơ hội để học tiếp lên Thạc sĩ…



Ông Sơn không tìm được ai cho riêng mình . Không có một bóng người thân nào gần gũi ông. Hằng ngày- ông sống cô độc và đều đặn, lập lại- trong ngôi biệt thự giữa cái thành phố phồn hoa ồn ào, náo nhiệt này mà luôn ngỡ là chốn hoang vắng xa lạ nào!. Giờ đây ông mới biết rõ- tuy ông có nhiều tiền trong các ngân hàng- nhưng ông không thể nào mua được niềm vui- nhất là mua được sự thanh thản, bình yên của tâm hồn. Không mua được thời gian đã trôi qua. Ông thưởng tần ngần-chép miệng: “ Giá như ngày ấy quay trở lại…” . Ông thơ thẩn trong vườn-lẩn quẩn trong nhà, hay ngồi lặng lẽ hằng giờ phía trước ban- công như một kẻ vô hồn, mất trí .Bất giác -nước mắt ông vẫn thường cứ trào ra không thể ngăn giữ…

Ông Sơn vội quay vào nhà, bỏ mấy bộ đồ vào va li- gọi chị giúp việc đến : “ Đây là 5 triệu đồng tiền công hai tháng , cháu coi nhà giúp, chú phải về quê thăm bà con …”. Chị giúp việc đứng yên- tròn mắt ngạc nhiên. Ông Sơn mỉm cười-bước vội ra ngõ như một kẻ đang có chuyện quan trọng gì cần phải ra đi gấp vì sợ trễ hẹn .
Chị giúp việc nhìn theo dáng ông lầm lũi- tần ngần-lắt đầu. Làm sao chị có thể hiểu được ông chủ của chị đang vội vã đi tìm sự bình an mà ông đã từng đánh mất trong cuộc đời mình?

TRẦN MINH NGUYỆT

GIỚI THIỆU TRANG THƠ TRẦN HUIỀN ÂN / MVL


HÂN HẠNH GIỚI THIỆU :
Trang Thơ

TRẦN HUIỀN ÂN




BÀN TAY BẺ NÚI

(Năm ấy bạn Lê Phương Nguyên về làm rẫy,
ta chưa đến thăm được nên gởi thơ)

Tưởng tượng… bạn không nhìn ra ta
Má cóp làm như đã quá già
Trán thấp đôi lằn nhăn hiện rõ
Rối bù mái tóc bụi đường xa

Tưởng tượng… ta không nhìn ra bạn
Râu hùm tua tủa mày chuôi dao
Bàn tay bẻ núi căng gân thép
Aùo khoác hờ phanh ngực tự hào

Tưởng tượng… một giây chìm lặng lẽ
Mắt nhòa tâm trí gọi ngày xưa
Rồi "A' một tiếng cùng vui sướng
Quên hết ngàn năm chuyện nắng mưa

Không thể, cho dù trong tưởng tượng
Chìm chìm một phút lỡ quên nhau
Không thể cho dù trong tưởng tượng
Cầm dao cắt ruột chẳng nghe đau

Tưởng tượng… hôm nào ta đến bạn
Chiều xanh xanh đẹp nắng gay gay
Dưới này củi rẫy đen lem luốc
Trên ấy mây trời trắng nõn bay

Đêm đến gọi đàn sao mọc sớm
Vẫn sừng trăng cũ bạc cong cong
Ta ngồi đốt lửa hong tâm sự
Ếch nhái kêu inh phía mặt đầm

Tưởng tượng… ta cùng say quá đỗi
Dăm vò rượu vục bát sành to
Nghiêng nghiêng… mặt đất nghiêng nghiêng nhỉ
Tiếng sóng xa như lắc mũi đò

Ta lặng im nghe trời đất nói
Ô kìa… trời đất cũng im nghe
Con nhà ai khóc vu vơ đó
Con cuốc thương thân gọi chớm hè

Ta ngã mình trên sương cỏ ướt
Dưới giàn hoa mướp dịu dàng thơm
Sáng mai bạn sẽ đem ra chợ
Quả bí quả cà đổi gạo cơm

Ta ngủ vùi khi men rượu thấm
Đầu non trăng đã lặn phương nào
Những linh hồn nhỏ chung đau khổ
Nhấp nháy trên ngàn vạn chấm sao

Tỉnh dậy canh tàn chong lạnh buốt
Soi mình klhơi bếp lửa tàn tro
Thảm thương ta chỉ vì mươi đấu
Con kiến loanh quanh miệng chén bò

Muốn thét to mà nghe cổ khát
Ta thèm giọt nước giếng trong veo
Ta thèm như bạn cười khinh bạc
Bình thản yên xem ngọn lá vèo

Tưởng tượng… cho dù trong tưởng tượng
Đã thành có bạn ở bên ta
Ta dẫu nay lời hươu tiếng vượn
Chút lòng… riêng bạn hiểu riêng ta

===========

Dưới thời vua Lê Thánh Tông hạ thành Chà Bàn, bắt vua Trà Toàn, vùng này là các tiểu quốc ràng buộc nhau: Hoa Anh, Nam Bàn, Chiêm Thành. Nam Bàn sau là Thủy Xá, Hỏa Xá. Hoa Anh, theo một số nhà sử học là vùng Phú Yên ngày nay. Ta giả định Đất Sở là kinh đô của Hoa Anh).


VỀ ĐẤT SỞ


Anh có về không?
Đất Sở xanh trời mưa bụi
Con chìa-vôi mướt cánh ngọn măng vòi
*
Anh có về không?
Trời tháng sáu con tu-hú rộn ràng gọi nắng
Con thương-cô-áo-cụt bồi hồi
Con thua-tuốt ngậm ngùi xa vắng
Rừng trâm-trâu chín tím đôi môi
*
Anh có về không?
Dóng dả tiếng chim vườn kín lá
Mây nhả-bừa kéo mỏng trên đầu
Đường trải dẽ lưng trần sỏi đá
Ngựa hồng ngựa hởi trước sau
*
Anh phải về
Với trang thư giấy vở
Thành câu thơ: Gởi S. như còn
Trưa mùa nam đỉnh đồi hơi thở ngút
Aùo vàng gió nhuốm mờ son
Trưa lòng nón trong ngần nước giếng
Gò nghiêng tóc xỏa cánh tay tròn
*
S. vẫn như còn
Dù em không còn nữa
Anh phải về Đất Sở
Trong hoa thuốc hăng nồng mật nhựa
Viết cho em:
Gởi S. như còn…


VỀ THỦY XÁ



Chiếc bè tre đưa em về Thủy Xá
Chân mây ngọn thác một dòng
Ông già điếc mái đầu bạc trắng
Nghiêng người chống khách sang sông
*
Buổi sáng chở sương
Buổi trưa chở nắng
Những ngày gió mưa
Thân bè trĩu nặng
Khách năm khi mới gặp một người
Lạ đường khản giọng gọi : Đò ơi!
*
Chiếc bè tre đưa em về Thủy Xá
Nẻo rừng rụng đỏ lá hồng-quang
Đôi quai guốc của thời xưa nhỏ bé
Chiều lên cuối lũng đầu ngàn
*
Em trở về con nhen buồn thơ thẩn
Trái bảy-thưa khô mở tự bao giờ
Con nai lạc trời khuya trăng lặn
Mùi tranh-săn cháy thoảng trong mơ
*
Em trở về ngỡ ngàng truông dốc nhỏ
Ngỡ ngàng vạt áo trung châu
Tiếng vượn hú gọi bầy thảng thốt
Hoàng hôn lạnh nứt dáng khe sâu
*
Em trở về
Và ông già đã chết
Chiếc bè tre giữa vực quay cuồng…



VỀ HOẢ XÁ



Về Hỏa Xá tiếng cồng vang gọi lửa
Mùi củi tươi ngây ngất khói rừng
Em trở lại lòng sơn man một thuở
Gởi cát lầm hạ bạn sau lưng
*
Gởi cát lầm cho kinh kỳ kẻ chợ
Rèm buông - Võng tía - Lọng đào
Dấu ơn nghĩa đêm nằm năm ở
Huống ngàn vàng trong trắng đã trao
*
Về Hỏa Xá đắm xin nguồn suối lạnh
Cuốn theo dòng ngày tháng phấn son
Em là em – con lòng-tong bé nhỏ
Chiều hôm qua còn giữa hạt trứng tròn
*
Đất vẫn hương nồng nụ nhím
Trời vàng chóp mũ hoa găng
Mùa xuân núi ba từng sắc lá
Lời chim gọi sáng sương giăng
*
Về Hỏa Xá một ngày cây trổ lộc
Xuống bành voi trăm họ trao cần
Nhìn xiêm áo đã nhàu chăn gối lạ…
*
Nhìn xiêm áo đã nhàu chăn gối lạ
Hai bàn tay nhỏ phân vân…/-


LAU SẬY MÙA THU



Và như thế em đành lòng ở lại
Dòng sông xưa lau sậy trắng đôi bờ
Từ đánh mất tuổi hồn nhiên con gái
Em mỏi mòn nhìn ngõ nhỏ tiêu sơ
*
Anh biết đây tuổi mười lăm mười tám
Những chân trời không đỏ lá trạng nguyên
Hoàng hôn rợp màu mây chì ảm đạm
Đêm chong đèn xin chút bóng bình yên
*
Ngày cứ vậy sáng trưa chiều quạnh vắng
Gọi tên mình em khẽ bật cơn ho
Dòng sông rẽ hai bờ lau sậy trắng
Lạc loài bay xa hút một thân cò
*
Trời không nắng cho áo hồng sát nách
Trời không mưa cho dù biếc nghiêng đầu
Trời không lạnh để quàng khăn nguyệt bạch
Mây nặng nề trôi gấp gấp về đâu
*
Mây nặng nề đuổi thân cò xa hút
Em chỉ còn lau sậy trắng đìu hiu
Con ngõ nhỏ tự ngàn năm côi cút
Vẫn khép hờ đôi mắt rắn liu điu…



MỘT THỜI XUÂN THU



"Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi
Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi…"*
Ta đọc cho người câu thơ mấy thuở
Một thời xuân thu ngút trời khói lửa
Một thời xuân thu chữ nghĩa tháp ngà
*
Đêm đưa dòng sông trôi xa trôi xa
Người dẫn trăng đi thuyền chao sóng mắt
Những ngọn đèn khuya võ vàng cúi mặt
"Hữu tình áp má bông lau" **
*
Ta tự hỏi thầm: Về đâu? Về đâu?
Người như Phương Cơ chân trần tóc xỏa
Đường bỗng nhiên buồn, bỗng nhiên khác lạ
Tiếng cuồng ca gió hút canh dài
*
Ta đã thề không uống rượu ai
Đêm nay rượu người lại uống
Lại chợt hiện nỗi niềm phiền muộn
Một thời ảo ảnh hoàng hoa
Một thời xuân thu chữ nghĩa tháp ngà
Cánh bướm cuộn tròn nếp kén
*
Xin lỗi hẹn. Thôi thì đành lỗi hẹn
Cầm bằng rượu nói thay lòng
Ngỡ ngàng có có không không
Đâu còn tuổi mày ai trăng mới
Nếu trót thức trắng đêm trường mệt mỏi
Mang kính râm mà giấu bụi lề đường…
*
Một chút buồn
Một chút khói sương
Môht chút ngày xưa
Một chút ngày mai nữa
Ta một nửa có người trong một nửa
Chiều nào thoảng giọng cuồng ca…
*
* Thơ trong Xuân Thu nhã tập ** Thơ Đinh Hùng




DỰ PHÓNG



Hôm nay bỏ rượu, mai bỏ thuốc
Mốt bỏ cà phê, tiếp bỏ trà
Quán cóc bên đường bè bạn gọi
Vẫy chào xin phép được đi qua

Sách vở người xưa từng đã dạy
Gạo hẩm lưng nồi, nước giếng trong
Co tay làm gối bình yên ngủ
Vẫn có niềm vui thật với lòng

Cứ thế rồi ta thành ông lão
Tóc búi, râu dài cũng bạc phơ
Chẳng phải lụy phiền đôi mắt kính
Mỗi bình minh đọc một câu thơ

Và mỗi buổi chiều chân guốc gỗ
Tay cắp sau lưng dạo chợ tàn
Ơ, cuối cuộc đời là vậy vậy
Dãy lều trống vắng nắng dần tan

Dăm đứa trẻ đùa tung cát bụi
Bảo rằng: Cụ giống vị tiên ông
Muốn mua cho chúng đôi bì kẹo
Sờ túi thì ra… lão tiên khồng!



NHỮNG CƠN MƯA



Đã từng có những cơn mưa
Còn trong trí nhớ những trưa xa vời
Bốn bề sầm sập mưa rơi
Lòng vui thư thái thấy đời nhẹ tênh
*
Năm nào còn tuổi thiếu niên
Nhà tranh vách đất một miền núi xa
Trưa mưa ngon giấc cả nhà
Còn riêng thức một mình ta trên thềm
Giơ tay vốc chuỗi mưa mềm
Giơ chân giọt nước êm đềm theo chân
Mưa tràn đám thổ qua sân
Gà trưa thưa thớt nhắc chừng thời gian
Trăm ngàn mộng ước lan man
Từng cơn mưa nối lại càng lê thê
*
Năm nào dạy học vùng quê
Có hôm chủ nhật dầm dề mưa rơi
Buổi trưa nhà trọ vắng người
Một mình ta với một trời đổ mưa
Ngâm tràn lớp lớp thơ xưa
Mưa chan tiếng đục còn chừa tiếng trong
Lời thơ lẩn quất tong phòng
Nửa vòng yên tĩnh, nửa vòng yêu thương
Mưa ngời trắng mặt nước mương
Mưa giăng trắng cả con đường cái quan
*
Nỗi vui vui rất nhẹ nhàng
Nỗi buồn như cũng dễ dàng thành vui
Những cơn mưa của một thời
Tuổi mười lăm, tuổi hái mươi thuở nào
*
Vốn đời lãng phí tiêu hao
Bỗng nhiên gặp lại ào ào cơn mưa
Giật mình nhớ tiếng gà trưa
Vần thơ năm ấy như vừa mới đây
Ngoài hiên mưa chắn song dày
Nằm ôn lại chuỗi tháng ngày trải qua
Chưa năm mươi tuổi, chưa già
Aùo cơm nhẫn nhục tài hoa mỏi mòn
Hỏi còn chăng chút lòng son
Rằng không, bóp bẹp vo tròn ra chi!
Hỡi người tương thức tương tri
Mai sau nào biết có gì mà mong!
Say xem, rượu chẳng khuây lòng
Tỉnh xem, đâu thoát khỏi vòng linh đinh
*
Lật tờ báo cũ xem hình
Thấy bài thơ hợp ý tình cũng hay
"Làm gì đây để giải khuây
Ngắm tay mới biết mình gầy hơn xưa" *

*Thơ Tô Thùy Yên –Trời mưa đêm xa nhà



BÀI HÁT NGÀY VỀ



Ta ngồi lại soi xuống dòng suối rách
Vốc nước lên kỳ cọ mặt mày
Hồi ta ra đi hai bàn tay trắng
Giờ ta trở về trắng hai bàn tay

Giá như người xưa…gác gươm sườn đá
Tháo đôi giày cỏ thả trôi
Cởi áo vắt vai cười ha hả
Vời trông bốn hướng đất trời

Ta, một kẻ hèn – kẻ hèn đời mới
Hèn, không đáng mặt kẻ hèn
Đức bạc tài sơ, bảy chìm ba nổi
Sao còn vất vả đua chen ?

Dãy đồi bên kia là lau là cỏ
Có cây đa già tỏa mát trăm năm
Giá như người xưa … cùng bầy trẻ nhỏ
(Mặc áo Huyền Đoan đội mũ Chương Phủ)
Múa ca vui với trăng rằm

Ta còn gì chăng ? Trái tim nguội lạnh
Ta còn gì chăng ? Khối óc rỗng không
Tầm mắt yếu không đủ nhìn cuối dặm
Đâu bóng con trâu nhòa nhạt giữa đồng

Mặt sạm da mồi tóc râu ngã bạc
Ta trở về quê lỡ thợ lỡ thầy
Muốn theo Lão Tiều non Du hái củi
Sợ lưỡi rìu làm chảy máu thân cây



QUA BẾN TANG CÀN



Em cứ tưởng như thuở nào trở lại
Dòng sông sâu mờ khuất lũy tre làng
Con thuyền nhỏ bên kia bờ dầu dãi
Người xưa đâu? Ai hát Độ Tang Càn *

Độ Tang Càn… Độ Tang Càn…
Giọng người nổi trôi trên cánh gió
Ào ào nước cuốn dưới cầu
Trúc đào se se lòng môi đỏ
Mười lăm năm bây giờ gặp nhau

Mười lăm năm tha phương lưu lạc
Tang Càn thác trắng mây cao
Em đứng lặng giữa bãi cồn ngơ ngác
Lối về nhà cũ hướng nào?

Em hỏi lá cành, lá cành xào xạc
Em hỏi con chim, con chim vù bay
Chợt nghe mơ hồ trong gió thoảng
Hồi chuông chánh ngọ vơi đầy

Xanh xanh một màu xa thẳm
Chân trời chiều bụi xóa nhòa
Độ Tang Càn… Độ Tang Càn…
Có phải cây rừng thương đời phiêu lãng
Tiết xuân dồn nở bốn mùa hoa?

• Độ Tang Càn: Một bài thơ tứ tuyệt của Giả Đảo (khoảng 793-865), đời Trung Đường, tâm sự một người tha hương khi đi qua sông Tang Càn nhớ về cố quận.




THƠ VIẾT BUỔI CHIỀU THU PHÂN



Chiều nay vợ đi vắng con đi vắng
Thu phân lất phất mưa buồn
Một ve củ tỏi một chén hột mít
Một mình ta ngồi nhắm sương sương

Tuổi tác bộn rồi, đô xuống dốc
Sương sương không biết xỉn hồi nào
Ta thấy hai bên hai vầng nhật nguyệt
Dưới chân đất rộng trên đầu trời cao

Nhịp đôi guốc cùn nghêu ngao ta hát
Bài ca người thủy thủ nơi đảo hoang
Ôi gió biển mặn gan mát phổi
Chung quanh ta đầy châu báu bạc vàng

Trắc trắc bằng bằng sắp hàng chữ nghĩa
Này niêm này đối này vần
Bẻ đôi luật đường chẻ tư lục bát
Hỏi rằng trị giá mấy đồng cân?

Ta không phải là nhà văn nhà vẻ
Ta không phải là nhà thẩn nhà thơ
Gạt phăng trắc bằng ta làm thi sĩ
Nghênh ngang giữa đời - Dại dột ngu ngơ

Xa rồi cố nhân… em A em Z
Xa rồi bằng hữu… anh X anh Y
Vẫn trong lòng ta thị thường bất diệt
Vẫn trong lòng ta thiên tải nhất thì

Kính chào cuộc đời – các hiền sĩ tiểu tử
Kính chào cuộc đời - các ti tiện đại nhân
Rồi cũng phải nghe hồ xang xế xự
Qua sông Nại Hà nước đục hay trong ?

Trời cao trên đầu không che riêng ai
Đất rộng dưới chân không chở riêng ai
Hai vầng nhật nguyệt không soi sáng riêng ai
Thì có nề chi mưa nắng đường dài…


TRẦN HUIỀN ÂN

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

TRÒ CHUYỆN TỪ XA CÙNG NHÀ THƠ CAO THOẠI CHÂU



TRÒ CHUYỆN TỪ XA


CÙNG NHÀ THƠ CAO THOẠI CHÂU

Cao Thoại Châu & Mang Viên Long

1*CTC: Tên thực lấy làm bút danh của anh khá lạ.Kinh nghiệm không lý giải được của tôi là bút danh có góp phần lớn tạo nên một người cầm bút.Với anh, từ hơn 30 năm trước điều tôi chú ý cũng chính là ba chữ Mang Viên Long để từ đó mới nhận ra những điều anh viết hồi ấy.Anh có nghĩ, nếu chọn một bút danh khác thì những gì anh có được đến nay sẽ khác? Tôi có “duy tâm” không?
* MVL: Nhà Thơ hỏi điều tôi chưa từng nghĩ đến-nhưng cũng rất thú vị! Bút danh tuy “ bề ngoài” chẳng ăn nhằm gì đến Tác phẩm-nhưng có lẽ, nó “gây ấn tượng” đầu tiên cho người đọc. Thấy cái bút danh lạ/dễ thương/người đọc cũng …có cảm tình hơn-so với” cái bút danh cộc lốc/ “ dễ ghét “ chứ Anh? Riêng MVL thì nhiều người nghĩ là “ bút danh” chứ không phải là tên thât!Ngay vài bạn văn đã quen cũng nghĩ vậy! Trần Phong Giao( TK./TS Tạp chí Văn) cũng đã gởi thư bảo tôi “ anh cho biết tên thật để gởi NB” !Còn chuyện “ nếu chọn một bút danh khác thì những gì anh có được đến nay sẽ khác”-Có thể lắm chứ-anh không “ duy tâm” đâu! Tôi cũng rất tin về chuyện “ duyên nghiệp”mà...

2* CTC: Trước 75 truyện của anh đăng trên những tờ báo “quý tộc” như Vấn Đề, Văn, Bách Khoa v.v.- những “khung cửa hẹp” theo cách nghĩ của tôi- còn ngày nay, những người viết không có những “khung cửa hẹp” để…lập thân lập nghiệp văn chương.Tôi cho rằng nếu hồi năm 70 gì đó mà tờ Bách Khoa không đăng truyện ngắn “Dì Lucia” thì có thể anh mất một cơ hội để “ nâng niu bàn chân Việt”.Báo chí hiện nay hình như không mặn lắm với việc “đào tạo” người viết, anh có tiếc không?

*MVL: Đúng như anh nghĩ, báo chí vào thập niên 60-70 còn quá ít-nhất là các báo chuyên về Văn học nghệ thuật, Do vậy, việc có Tác phẫm được chọn đăng trên những tờ báo ấy là rất khó!Đó là một thử thách lớn cho người cầm bút-nhất là những nguời trẻ tuổi như chúng ta thời ấy!Nhưng phải nhìn nhận một điều-những ai đã được “ cọng tác” thường xuyên với họ-đều có thể viết lâu dài…Hay nói theo cách khác,là có thể “ trụ “ lại được với cây bút của mình! Tôi viết thường xuyên trên Vấn Đề/viết it trên Văn/Bách Khoa/Trình Bầy/Khởi Hành/Phổ Thông/ Ý Thức…Truyện Dì Lucia là truyên đầu tiên tôi gởi cho BK-và được chọn đăng ngay!Nếu BK “ không hợp “ thì tôi có tờ VĐ luôn sẵn sàng !Ngày nay,báo xuất bản nhiều-việc chọn bài dăng tải cũng có phần dễ hơn xưa-nên rất khó “ nhận định “ về tác giả…Có điều vui/cũng có điều buồn!Và, nếu…Dì Lucia “ không xuất hiện “mà “ bị nằm trong ngăn kéo báo BK “-thì cũng thật là tiếc-bởi vì…Dì Lucia rất đẹp!


3* CTC: Trở lại với “Dì Lucia”, gợn lên một tình yêu như cái mầm…không mọc tiếp ( nhưng cũng không thui chột), người nữ tu này rất “người” một cách trong sáng, phần tôi rất mê những chút tình lãng mạn, éo le mà sương khói như thế. Kết thúc truyện: “Tôi sẽ tới, thưa dì.Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Chúa giáng sinh.Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại”. Hoà bình hơn 30 năm, không còn nỗi sợ chết của người lính bị động viên, anh có biết Lucia ở đâu?

* MVL: Tôi biết! Dì Lucia ở tại Ninh Hòa ( thời điểm 72-73)-và sau đó-cho tới hôm nay sau hơn 30 năm- đang ở trong Trái Tim tôi!-Có một điều rất an ủi là nhà văn KQT cũng đã comment góp ý với tôi về chuyện ấy :” Tôi đã đọc trên báo Văn Nghệ Già/nay đọc lại trên blogs của anh-cảm thấy đó là một truyện ngắn rất hay! “


4* CTC: Được biết, một trong những đề tài ruột của truyện ngắn Mang Viên Long là tình yêu-hạnh phúc gia đình. Anh “hiền” thật đấy! Và trong cuộc sống thực tế của bản thân anh có thu hoạch được điều anh viết? Hạnh phúc gia đình thú vị lắm chứ nhưng người làm thơ thì thường bị ngược lại, có phải vì họ mơ nhiều hơn thực?

* MVL: Trong thực tế đời sông tôi “ chẳng thu hoạch được gì cả “-Nghĩa là tôi là kẻ bất hạnh trong Tinh Yêu/Hạnh phúc gia đình! Vì vậy-nên tôi sống cho “ ước mơ “/trong những trang viết! Viết là để ước mơ/để hy vọng-thé thôi! Và, nếu có thể-“ nhắn gởi”cùng người đọc điều tâm huyết/chia sẻ kinh nghiệm/để …” họ không giống mình “! Hạnh Phúc gia đình là niềm Hạnh Phúc lớn của đời người luôn hướng vọng/tìm cầu-nhưng có lẽ, rất ít người có dược trọn vẹn! Còn Nhà Thơ ư? Đâu có ngược lại! Tôi cảm thấy quí Nhà Thơ Hạnh Phúc lắm cơ mà! Còn nếu có…thơ thất tình-thì chỉ “ thất tình” trong mơ tưởng/và, đôi khi “ tự làm khổ mình “! Nói lại, vì bản chất là “ mơ theo trăng/vơ vẩn cùng mây “-nên…trắng tay! Nghèo. Mà …nhà thơ là người” nghèo nhất thé giới”-nên chi…thất tình cũng “ nhất thế giới” là chuyện…thường ngày-có chi mà anh lo?

5*CTC: Nhân vật ông ngoại (truyện “Ông ngoại tôi” ) là một mẫu cán bộ đẹp.Sau nhiều năm lăn lộn ngoài chiến trường, khi trở về ông chỉ làm cho bản thân mỗi một việc là bảo lãnh cho con rể được rời trại cải tạo sớm. Và ông xin hưu với một tâm trạng thảnh thơi khi chưa tới 50 tuổi, ông ngoại khi đoàn tụ còn khá trẻ nhưng bà ngoại (tất nhiên cũng mới chớm trung niên) lại cạo đầu ăn chay. Bây giờ nghĩ lại anh có thấy mình cực đoan khi viết như vậy không?

* MVL: Nhà thơ nhận xét rất “ trúng ý” của Tác giả!Ông Ngoại là một mẫu cán bộ đẹp/cao thượng/đạo đức-nhưng, tiếc thay, lại rất ít!Ông bà gặp lại nhau sau 21 năm-đều đã ngoài 50-xem như “ cũng còn trẻ”-nhưng, nhà thơ ơi-sự thật nó như vậy thì làm sao tôi viết khac? Tôi có “ cực đoan “ chăng?Xin nói nhỏ với nhà thơ: Đó là “ Ông Bà Ngoại của các con tôi”đấy! Chuyện nó thật như vậy…Có lẽ, đây cũng chỉ là “ một trường hợp “ trong đời sống của chúng ta mà thôi!

6*CTC: Này anh MVL, trong truyện ngắn “Điều bất ngờ đã đến”, người phụ nữ đứng đắn tên Khải, cuối cùng chỉ vì thương con mà bị người ta la “Ăn cắp, quân ăn cắp” và đạp lên người ,đánh đập ngay trong cửa hàng. Sao lại đau lòng đến thế? Hạnh phúc gia đình mà anh coi là một đề tài ruột, có bị phản chứng khi tác giả “tàn nhẫn” với nhân vật?

• MVL:Tôi cũng rất đau lòng khi phải viết như vậy anh à! Viết truyên này, tôi cũng đã có đôi lần sụt sùi vì thương cảm! Nhưng, thực tế- nhiều lúc thật quá phủ phàng. Anh nhớ lại khoảng 10 năm sau GP-có lẽ anh sẽ không trách tôi “ phản lại điều mình tâm niệm là viết vì Hạnh phúc gia đình/vì lợi ích cho nhiều người”!-Tôi chỉ là “ một người chứng “-và sau đó, là một người “ sẵn lòng chia sẻ”mà thôi! Tôi ghét kiểu viết cường điệu/thổi phồng/hay bóp méo sự thật!
• Rất cám ơn Nhà Thơ đã dành cho tôi buổi “mạn đàm “ thú vị này. Tôi nghĩ rằng, Nhà Thơ là người Hạnh Phúc nhất đấy!

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

TRANG THƠ TÌNH HOÀNG LỘC ( nguồn NNS)




RƯỢU MÙA ĐÔNG

* tặng lê anh huy và bằng hữu một thời


ngươi ơi đời ta như mùa đông
về đây mà tưởng còn phiêu bồng
quê nhà, quê nhà ra đất lạ
ai còn nhớ ta, thằng tay không ?

mưa cứ mưa qua tầng mái dột
mưa mù trên mắt người trăm năm
mẹ già tóc đã thành mây trắng
cha già, già hơn chiếc trống đồng
bạn bè tứ tán vì cơm áo
người yêu nản chí phải lấy chồng
lão Khổng Khâu xưa mà sống lại
như ta - cũng ôm đầu khóc ròng
thời nay đâu dễ làm kinh sách
minh triết gì lo nổi cái thân ?

này ngươi, ngươi ở phương nào tới
từ phong yên hay từ thăng trầm ?
tay nhỏ sờ lui thanh cổ kiếm
nghe chừng đâu đó bóng trăng rung
trán cao tóc rủ màu sương khói
ngươi hát ngươi đàn không thanh âm
có phải ngươi là ngươi chí lớn
một đời để khóc đất tam phân ?
có phải ngươi là ngươi dại gái
một đời ngâm câu thiên nhất phương ?
thôi ngươi - hãy ghé đây ngồi quán
cùng nghiêng tai nghe mưa đêm trường

bọn trẻ vẫn nhìn ta khách lạ
chủ quán vẫn cười ta chim lồng
trái đất của riêng loài mắt trắng
sá chi, sá chi mà đau lòng
chẳng lẽ sống đời sao hả bạn
hao hơi gì với lũ bội vong...

ngươi ơi áo rách ta thương rượu
ai thiên kim cừu kia vô tâm
người xưa đem bán ngũ hoa mã
ta đây, ngựa què - ngươi cứ cầm
gió đã ngất trời ta đắng miệng
rót đi ngươi ạ rượu đời chung

kể ta nghe tình ngươi lận đận
kể ngươi nghe tình ta hoang đường
xin đổi ta đời ngươi hoạn nạn
xin đổi ngươi đời ta tai ương
hèn chi thánh triết ngàn năm trước
bỏ đám rau già đất Thú Dương !

ngươi ơi, trong rượu có mùa đông
mấy hũ chìm chi ngọn bắc phong
tám hướng mười phương tìm đã khắp
mà hai ta không một chỗ dừng

đêm sẽ cho ta niềm tịch mịch
mưa sẽ ru ngươi lời vô chung
chẳng lẽ trốn đời sao hả bạn
mà khen ngươi sức rượu ngàn cân
cứ kể ta là ta thất trận
hơn chi ta mà xưng anh hùng
ta biết ngươi còn ai biết nữa
ngươi biết ta, còn ai nữa không ?

đời bỏ, khuya rời hai ngả lạnh
vì nhau đã cạn chén tàn đông

(1982)

AN DƯỠNG



em bỏ được anh, em mừng thấy tổ
anh rời được em kể đã yên lòng
sao có những lần tình cờ gặp lại
chẳng níu kéo gì cũng cứ rưng rưng ?

phải hai đứa ta quá chừng đa cảm
những gì đã qua dường chưa chịu qua ?

dẹp mẹ cái hồn thương vay khóc mướn
em lấy chồng sinh con với người ta
anh khép đời khuya an dưỡng tuổi già...

(11-2010)

BÀI TỰ DỖ



em lấy đứa nào thì cũng vậy
cũng sinh con giặt áo cho người
cũng đi ra chợ đi vô bếp
dẫu nhà ai cũng giống nhà ai

đàn ông đứa nào như đứa nấy
lấy em rồi lại quẩn tìm em
nên em lấy ai thì cũng vậy
cũng đĩa dầu hao với ngọn đèn

chỉ tội tình yêu ta quá mệt
đã cho nhau một thuở tiêu điều
ta có tuổi rồi, ta rất tiếc
khi mối tình sắp sửa chôn theo...

(10-2010)

CŨNG CHẲNG CẦN CHI



ta vẫn sống để ráng chờ bữa chết
mùa thu khô và có thể cành không
em cũng sống hết ngày em - cho hết
để yên vui cạn ráo một tấm lòng

khi không thể tìm chi nhau được nữa
dù mỏi mòn đến mấy cũng vô duyên
ta có thắp mấy trăm lần ngọn lửa
thì nến tình cũng lạnh giữa đời em

và gió thổi đã thật là vô ích
nến tắt đi, gió tạt những không cùng ?
rồi cũng chẳng cần chi tình tội nghiệp
phải rơi từ vô thuỷ tới vô chung

(10-2010)

LẠI NHỚ HỘI AN



vẫn cứ Hội An chiều phố lạ
thấy em xách bát mua cao lầu
anh vẫn chong đời trên đỉnh nhớ
để rằng đôi lúc tưởng còn nhau

vẫn cứ Hội An tầng ngói đỏ
bầy sẻ xưa không biết rời xa
và em tóc áo mùa thiếu nữ
thả lòng vui với gió hiên nhà

anh Hội An như thời trẻ nít
mẹ đi chợ Phố hay chợ Đàng ?
những viên kẹo ú còn thơm ngọt
em, tiểu thơ - chừng chưa được ăn ?

Hội An trong trí cả trong lòng
anh-góc-trời thương anh-long-đong
em khua tiếng guốc cầu Lai Viễn
mà sóng sông Hoài dậy bến sông...

(27-9-10)
HOÀNG LỘC

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

NHÀ ĐIÊU KHẮC VÀ NGƯỜI MẪU THỎ TRẮNG Truyện Ngắn Mang Viên Long



NHÀ ĐIÊU KHẮC

VÀ NGƯỜI MÃU THỎ TRẮNG



Truyện Ngắn
M a n g V I ê n L o n g




Trong thành phố Lillé- nơi Mercell đang sống , nguời ta đã cho dựng đến bốn bức tượng lớn nhỏ của ông tại các công viên và ngay ngã tư trung tâm dẫn vào phố chính. Cả nước, tượng của Mercell cũng đã dược trưng bầy tại các cửa ngõ chính trên các trục đường liên tỉnh lên đến con số 12 trong gần bốn mươi năm nay. Dầu vậy, không ai biết Mercell đã sống trong cô độc và khổ đau trong nhiều chục năm-lặng lẽ làm việc đêm ngày nơi khu láng trại ngoại ô cho những bức tượng sẽ được mang đỉ trưng bầy đây đó trong nước-nhất là trong các dịp tổ chức triển lãm mỹ thuật điêu khắc quôc tế.
Cho đến một hôm Mercell gặp được một cô gái hầu bàn ở một quán nhậu nhỏ nằm dọc theo bờ cát của dòng sông Pliss.
Mercell đi xuống con dốc dọc theo bãi cát-lửng thửng bước lại chiếc bàn tròn nhỏ nằm lẻ loi bên gốc cây Sảke trụi lá. Khoảng mươi phút sau, bà chủ quán nhậu đỏng đảnh tiến đến-lả lơi cười, rồi đoan đả hỏi : " Thưa, anh dùng món gì với loại rượu nào ạ?
•- Món gì, loại rựou nào-cũng tốt cả!-Mercell vừa nhìn ra dòng sông, vừa gật gù.
Một cô gái, khoảng hai mươi- măc bộ váy rộng mầu hạt dẻ -trông quê mùa, lùi xùi, bưng khay ruợu và thức ăn ra đặt lên chiếc bàn trước mặt Mercell: " Mời ông dùng ạ!"
Mercell quay lại, một thoáng- nhìn thấy ngay trong dáng vẻ giản dị, quê kệch ấy là một sự hội tụ toàn bích của mỹ thuật và thánh thiện. Đôi mắt Mercell bỗng như sáng rực lên-ông ngồi thẳng lưng- hơi chồm ra phía trước vì nỗi ngạc nhiên và vui mừng:
•- Cháu ngồi nói chuyện với chú một chút được chứ?
•- Dạ, được-cô gái sẽ sàng kéo chiếc ghế mây ngồi đối diên Mercell, nhưng hơi xa.
•- Cháu ngồi xích lại gần chú một chút nữa được không?
•- Dạ, được!
Và Mercell vừa tự tay rót rượu Datch ra chiếc ly cao-bắt đầu uống.Và ngắm nhìn cô gái với dôi mắt như nhìn ngắm bức tượng của chính ông vừa hoàn tất.
Khi Mercell đã uống hết đến chai rượu thứ ba-cô gái vần ngồi yên-trên chiếc ghế mây rộng, đối diện ông.-nhìn ông say đắm.
Mercelll chợt thốt lên: " Này, Thỏ Trắng!"
•- Dạ!
•- Thỏ Trắng đồng ý giúp cho chú việc này nhé?
•- Dạ, mà việc gì vậy?
•- Đơn giản thôi -ông mỉm cười, mỗi ngày cháu chịu khó đến khu láng trại của chú phía bên kia cây cầu khoảng 2 giờ- Mercell gật gù- vâng, hai giờ-chú sẽ trả tiền lương gấp đôi cả ngày ở đây cho cháu nhé?
•- Chú hòi ý bà chủ ạ!- giọng cô gái ngập ngừng, Cháu thuộc quyền sai bảo của bà ấy...
Để cô gái ngồi yên đấy, Mercell đi vào phía trong quán. Bà chủ vội bước ra chìa tấm giấy tính tiền, nhưng ông lờ đi-nói: " Tôi chưa uống xong mà?"- Ông ngập ngừng-" Tôi muốn bà gíúp cho một việc..."
•- Dạ-bà cười , ông cứ nói ạ!
•- Tôi muốn làm một bức tượng-ngẫm nghĩ giây lâu- đúng rồi, một bức tuợng- bà cho Thỏ Trắng làm mẫu cho tôi nhé?.
•- Dạ, được thôi! Nhưng Thỏ Trắng nào ạ?
•- Là cô gái đang ngồi tiếp tôi ở ngoài kia kìa...
•- Không! Cháu tên Jouly mà?
•- Đúng! Jouly - nhưng tôi muốn gọi nàng là "Thỏ Trắng" ...
•- Nếu ông muốn người mẫu, tôi sẽ giới thiệu cho ông một cô gái đẹp hơn Thỏ Trắng của ông gấp ngàn lần mà?
•- Không! Tôi chỉ cần Thỏ Trắng-giọng Mercell chắc nịch.
•- Nếu ông đã quyết định vậy, thì bao giờ?
•- Ngay ngày mai-Mercell trầm ngâm -ngay ngày mai, tám giừ sáng nhé?
•- Nó sẽ ở lại cả buổi sáng?
•- Không cần, chỉ 2 giờ mỗi ngày thôi!
•- Vậy là tốt rồi vì buổi sáng nó chỉ lo dọn dẹp thôi- Bà nhìn đứng lên mắt Mercell-nhưng ông định trả bao nhiêu?
•- Tùy bà...



Mercell ngồi ở chiếc bàn nhỏ kê dưới gốc cây Sồi đang bắt đầu nhâm nhi ly
café buổi sáng thì Thỏ Trắng ngập ngừng bước vào cổng. Mercell vẫn ngồi yên, lặng lẽ ngắm nhìn theo từng gót chân như sợ cái bóng dáng vừa xuất hiện kia sẽ tan vỡ đi mất. Thỏ Trắng đã đứng trước mặt ông-giây lâu, nhìn ông với vẻ ngạc nhiên.
Lát sau, Thỏ Trắng lên tiếng: " Cháu chào Chú! ".
•- Chào cháu-Mercell đáp. Giọng của người vừa tỉnh-À, cháu ngồi xuống đi!
Thỏ Trắng vén cao chiếc váy nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế mây trống như đã để sẵn để chờ nàng từ lâu.
Ông đặt đặt ly café sữa vào lòng bàn tay thon thon trắng của Thỏ Trắng-" Cháu uống tý café rồi chúng ta bắt đầu làm việc nhé?"
•- Dạ, mời chú-Thỏ Trắng đưa ly lên môi-Cháu rất vui khi được giúp chú làm tượng ạ!
•- Người hạnh phúc nhất phải nói là chú-Mercell cười trong lúc vẫn không rời mắt nhìn nàng-có lẽ đây là diếm phúc cuối cùng cho cuộc đời sáng tạo gần nửa thế kỷ của chú, ThỏTắng ạ!
Mercell cầm tay Thỏ Trắng dẫn qua khu nhà trống, khoáng dãng-ngổn ngang toàn đất đá, cây gỗ- " Cháu đến ngồi trên bục gỗ cao kia nhé? "
Thỏ Trắng hồn nhiên bước thoăn thoắt đến bên kệ gỗ như chỗ ngồi ấy là cái đích hạnh phúc mà Mercell đã dành sẵn cho nàng .
•- Cháu ngồi vào đi-hướng mặt nhìn về phía chú đây-tốt rồi!
Mercell vẽ phác thảo ngay lên tấm giấy lớn đã kẹp sẵn trên giá gỗ- bàn tay đưa nhanh, thoăn thoắt-như sợ cảm xúc vuột mất khỏi tầm tay mình . Ông hoàn tất bản vẽ phác chưa dược năm phút. " Ồ! Tuyệt lắm, Thỏ Trắng...".
•- Cho cháu nhìn thử chút nhé, chú?-Thỏ Trắng vẫn ngồi yên, reo lên.
•- Cháu có thể lại đây xem!-Mercell vừa đốt điếu Havatampa, vừa nheo mắt nhìn Thỏ Trắng,cười-bước đi...
Sau khi trở lại khu láng trại mang hai ly café đang uống dở đến-Mercell cầm lấy bàn tay Thỏ Trắng, ấn ly café của nàng vào: " Cháu uống chưa xong mà! ".
•- Cám ơn chú-Thỏ Trắng liếc nhìn thoáng lên gương mặt đỏ hồng với bộ râu trên đang ngã bạc của Mercell-cảm thấy một niềm xao xuyến nhẹ nhàng, như là một vui mới, một rung cảm mênh mang khác lạ đang dần lớn lên trong lòng mình. Cảm giác lạ lẫm bất ngờ đến nỗi Thỏ Trắng nghĩ rằng, đây là lần đầu tiên nàng cảm nhận được một tình cảm êm ái sâu thẳm như vậy.
Trong lúc Mercell đang gọt dũa, đắp-tô mô đất trắng trên bệ gỗ chắn chắn đã nhẫn mòn loang lổ vết xi măng, thạch cao thì Thỏ Trắng đứng yên bên cạnh không ngớt ngạc nhiên thích thú nhìn dõi theo đôi tay mê say tài hoa của Mercell đang tạo dần nên những đường nét của vóc dáng nàng.
•- Cháu lại ngồi vào đi,Thỏ Trắng!
Thỏ Trắng chạy lại ngồi vào chiếc ghế dựa cao như một trò chơi ưa thích-" Chú thấy cháu ngồi vầy được không? "- " Tốt rồi! ". Mercell trả lời trong lúc đang cắm cúi, mãi mê chặt, khoét, tô từng dường dao mạnh mẽ, dứt khoát-vào khối xi măng trắng như ghi vào trong ấy từng dấu ấn cảm xúc nồng nhiệt, tùng nhịp đập tha thiết của trái tim mình. " Cháu ngồi thế nào cũng tốt cả, Thỏ Trắng ạ!"-Mercell nói như reo.
Mercell bước lại gần bên Thỏ Trắng, khẽ khàng cởi tấm aó choàng kéo ra phía sau lưng- bờ ngực trắng mịn màng ,đôi vú tròn trắng hồng hiện ra -Mercell ngắm nhìn giây lâu-nói: " Cháu ngồi yên vậy một chút nhé?", rồi bước vội lại bên bức tượng đang phát thảo.
Thỏ Trắng khẽ nhích người liếc mắt nhìn xuống đôi bờ ngực mình-một luồng cảm giác truyền đi khắp cơ thể khiến nàng cảm thấy thân thể mình dần dần nóng lên cùng với niềm khoái cảm man mác...
•- Tốt rồi! Mercell buông thõng-hôm nay chúng ta nghỉ nhé?
•- Đã hết giờ rồi sao, chú? Thỏ Trtắng vẫn chưa rời khỏi ghế ngồi.
•- Chưa hết giờ- Mercell nhìn Thỏ Trắng cười dịu dàng- nhưng chú muốn cháu ngồi chơi một lát rồi hãy về...
Nhìn thấy Mercell bỏ con dao xuống kệ gỗ, cầm tấm vải hoa lau tay-ThỏTrắng
đưa tay kéo lại tấm áo choàng phủ lên ngực-thoáng nhìn một lần nữa lên bờ ngực trắng mịn màng của mình rồi cài lại cúc áo-mỉm cười.: " Chú Mercell! Chú sống ở đây một mình sao? "- " Một mình!" Mercell tiến lại bên Thở Trắng, nắm lấy tay nàng, dìu qua khu láng trại bên kia con đường trải sỏi nhỏ ..." Chú sống một mình từ khi cô ấy bỏ đi..."- Mercell nói rất khẽ như đang thì thầm với chính mình.



Gần một tháng làm việc-bức tượng mà Mercell đã đặt tên cho nó là " Thỏ Trắng" đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Những đường nét sau cùng của bức tượng thiếu nữ mang tên " Thỏ Trắng" vẫn được Mercell ngày đêm tô điểm thêm từng chi tiết nhỏ trong nỗi cảm hứng dạt dào khi Thỏ Trắng không còn ngồi trước mặt nữa.Đó là những nhát dao dứt khoát, mạnh mẽ-ghi đậm tình yêu thương của Mefcell đã dành cho nàng mà không nói ra được nên lời.
Buồi sáng cuối cùng Thỏ Trắng đến ngồi vào chiếc ghế hằng ngày đã ngồi suốt hai tháng nay đã đến. Mercell trao cho nàng tách café sữa-ngắm nhìn giây lâu: " Cám ơn cháu! Bức tượng mà chú mong ước đã hoàn tất!".
•- Vậy sao?-Thỏ Trắng có vẻ ngạc nhiên-cháu thấy như chỉ mới bắt đầu mà?
•- Đúng vậy, Thỏ Trắng à!-Mercell cầm lấy bàn tay thon thả trắng muốt của Thỏ Trắng đưa lên môi hôn-Tình Yêu luôn luôn là mới bắt đầu...
•- Cháu cũng cảm thấy vậy!
•- Chú còn bức tượng đây- Mercell ngoảnh nhìn về phía bức tượng -là cháu hằng ngày vẫn bên chú rồi, Thỏ Trắng biết không?.
Cả hai đều im lặng nhìn nhau như hai bức tượng đá .
Mercell bỗng ôm hôn lên đôi má đang dần đỏ hồng lên của Thỏ Trắng: " Đây là bức tượng cuối cùng của cuộc đời điêu khắc gần nửa thế kỷ của chú, Thỏ Trắng ạ!"
-" Là chú không làm tượng nữa sao? "-Thỏ Trắng thỏ thẻ bên tai Mercell .-" Không! "- Giọng Mercell trở nên xúc cảm: " Chú biết, chú không thể làm được một bức tượng nào hoàn chỉnh hơn bức tượng này, Thỏ Trắng ạ!".
Giọng Thỏ Trắng đượm buồn:
- Vậy là sáng ngày mai cháu không được đến với chú nũa rồi?
- Không phải vậy!-Mercell thở dài-Chú rất mong cháu đến thăm chú, bất kỳ lúc nào mà! Chú luôn luôn mong đợi cháu-suốt quảng đời còn lại của chú, Thỏ Trắng à!
Thỏ Trắng chợt ôm mặt khóc-như chưa được khóc bao giờ : " Từ nay- hằng ngày, cháu không còn giây phút chờ đợi buối sáng hạnh phúc đến với cháu nũa rồi!-đã mất niềm vui, niềm tin yêu của đời mình rồi, chú ơi! ".
•- Cháu đừng nghĩ vậy-Mercell lấy chiếc khăn tay ở túi áo blouse ra lau nước mắt cho Thỏ Trắng-cháu vẫn lằng lẽ ngày đêm bên đời chú như bức tượng kia mà! Mãi mãi vậy...
Hơn sáu tháng sau, Mercell mới đồng ý cho nhà bảo tàng nghệ thuật thành
phố Lillê mượn bức tượng" Thỏ Trắng" thời gian một tuần để tham gia triến lãm nhân Festival Nghệ Thuật Điêu Khắc Quốc Tế lần thứ 22 được tổ chức tại Lillê. Lúc đầu, nhận được giấy mời tham gia triển lãm, Mercell đã quyết định nhanh chóng là ông sẽ im lặng. Gần ngày khai mạc, chính ông phó giám đốc nhà bảo tàng nghệ thuật thành phố Lille đến thăm, yêu cầu- Mercell do dự. Sau đó, bốn nhân viên trong ban tổ chức đến với bưc thư tay của viên thị trưởng thành phố- xin được chở bức tượng đi -Mercell mới lặng lẽ cẩn thận buột phía dưới bức tượng một tấm giấy dày với hàng chữ: " Chỉ để triển lãm-không bán vì vô giá- Mercell".
Trong mấy ngày Féstival, phóng viên nghệ thuật của các tờ báo lớn các nước đã ghi ảnh, dưa tin, bình luận về bức " Thỏ Trắng"-xem đó là một bức tượng tuyệt hảo được kết tinh bởi một Tình Yêu chân chính, cao khiết của nhân loại từ đôi bàn tay điêu khắc thiên phú tài hoa. Tờ The Morning News còn bảo, người thiếu nữ trong tuợng là một thiên thần không có thật trong cuộc sống, là hình ảnh của ước mơ và khát vọng của người nghệ sĩ trong nỗi cô đơn nghiệt ngã từ đời sống kỹ- thuật- hóa ngày một bức bách tồi tệ! Tạp chí Sunny Shines khẳng định," Đây là một " Nàng Mona Lisa" thứ hai của nhân loại ..."
Tờ Favorite Lillê là tờ báo đầu tiên đăng hàng tít lớn về Thỏ Trắng " Thỏ Trắng là có thật, bằng xương bằng thịt- cô gái huyền thoại ấy hiện đang sống ở vùng quê dọc sông Pliss...".
Báo phát hành buổi sáng-chiều hôm ấy, nhiều phóng viên đã tìm đến chiếc quán nhậu nhỏ nằm dọc theo bờ cát của dòng Pliss lặng lẽ. và dễ dàng gặp được Jouly-người hầu bàn. Nàng chối từ tên "Thỏ Trắng "-" Em không phải là Thỏ Trắng! Em là Jouly mà? Sao các anh cứ gọi em bằng cái tên lạ hoắt vậy? "
•- Cô có quen biết với nhà điêu khắc nối tiếng Mercell không?
•- Thưa không!-nàng quả quyết- em không biết ai có tên lạ lùng như vậy cả!
Sau khi ghi vội được những tấm ảnh của Jouly-cô gái hầu bàn quê mùa của dòng Pliss-họ kéo về thành phô. Và sau đó, qua các bài báo-tha hồ vẽ vời đủ chuyện về Jouly và bức tuợng "Thỏ Trắng" của Mẻrcell trên nhiều bài viết khác nhau, khiến người hiếu kỳ tìm về vùng Pliss ngày càng đông.
Jouly phải xin tạm nghỉ việc, trốn về sống trong căn nhà gỗ bên kia sông Pliss với người mẹ góa bụa tật nguyền như thuở trước. Yên được vài hôm-bà chủ quán nhậu lại tìm qua gặp Jouly-thỏ thẻ: " Cưng ơi! Chị đem đến cho em một tin vui rất lớn đây!"
•- Là tin gì vậy. thưa bà? Jouly ngồi ở bâc hiên nhà, vẻ trầm lặng-buồn.
•- Tin này có khối người nằm mơ cũng không thấy, Jouly à!- Bà chủ quán dỏng đảnh.
•- Bà hãy nói đi!
•- Hôm qua-ông Vincent- một nhà đạo diễn tài danh ở thủ đô Hollylight có đến tìm em-gặp chị. Ông ấy nhờ chị thương luợng với em, nhờ em làm diễn viên chính cho bộ phim " The First Is The Last " của ông ấy...
•- Em làm sao có thể làm việc ấy được?-Jouly khẽ cười-nhờ chị trả lời giúp...
•- Chỉ cần em đồng ý ký vào hợp đồng là mọi việc sẽ ổn thôi - ông Vicncent đã nói như vậy , Jouly!-Bà chủ xuống giọng.
Jouly vẫn ngồi yên-nhìn bâng quơ ra khúc sông vắng phía trước-buổi sáng đang đến như mọi ngày. Nàng nhớ tới những buổi sáng chờ ca nô qua sông, ngồi xe ngựa xuống chân cầu Pliss để nao nức đến gặp Mercell. Lòng nàng bỗng se thắt một nỗi buồn . Nàng nhớ Mercell da diết.
•- Em đồng ý đi nhé, Jouly!
•- Em không muốn rời xa dòng Pliss thân yêu này, bà ạ! Jouly thở dài.
•- Chỉ trong vòng một năm thôi-được nhận đến vài chục triệu Ként-cả thành phố Lille sẽ không có ai làm được như vậy cả, em à-giọng bà ngọt lịm-có khối cô gái quyền quý xinh đẹp mơ ước mà dễ gì được, Jouly!
Bà chủ quán nhậu cầm lấy bàn tay Jouly : " Em gật đầu đi, Jouly! " Giọng bà trở nên khẩn thiết: " Chị sẽ được ông ấy thưởng cho 1 triệu Kent nếu em vui lòng! ".
•- Thôi, bà chủ về đi!-Jouly nhìn đứng lên khuôn mặt đầy son phấn của bà-em sẽ trả lời chị sau vậy nhé?



Khi Jouly bước vào cổng trang trại của Mercell thì đã nhìn thấy ông đang
ngồi trước bức tượng " Thỏ Trắng" được che phủ bởi một tấm vải vôn mỏng màu xanh nhạt. Nàng đi chậm lại- như sợ bước chân mình làm lay động giây phút thiêng liêng tĩnh lặng của Mercell.
Nàng đã đứng phía sau chiếc ghế Mercell đang ngồi.
•- Cháu chào chú!-Jouly lên tiếng.
Vẫn ngồi hướng mắt nhìn về bức tượng phía trước- Mercell đáp : " Ồ,Thỏ Tr
Trắng của chú!".
•- Cháu nhớ chú, đến thăm ...
•- Cám ơn Thỏ Trắng!
•- Cháu có chút việc muốn hỏi chú ạ?
•- Nói đi! Thỏ Trắng yêu quý!
•- Sáng hôm qua, bà chủ quán có sang nhà gặp cháu...
•- Có chuyện gì sao?
•- Dạ,có!
•- Là chuyện gì,Thỏ Trắng hãy nói đi!
•- Đạo diễn Vincent ở Hôllylight có nhờ bà ta đến thương lượng với cháu ký một hợp đồng..
•- Để đóng phim?
•- Dạ...
•- Thỏ Trắng trả lời thế nào?
•- Cháu chưa trả lời gì cả!
•- Vậy là cháu đến thăm và định nhờ chú trả lời giúp ?
•- Gần như vậy ạ!
•- Chú rất thương yêu ThoTrắng, nhưng không thể giữ Thỏ Trắng mãi bên cuộc đời thầm lặng cô độc của chú như giữ bức tượng ở đây-nơi heo hút này! Thỏ Trắng hiểu không?
Thỏ Trắng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh như được đặt chờ sẵn dành cho nàng.
Buổi sáng êm ả lên thật chậm trong khuôn viên trang trại đầy bóng cây của Mercell. Cả hai người đều im lặng sau câu nói của Mercell -giây lâu.
Thỏ Trắng chợt cầm lấy bàn tay Mercell đưa lên môi hôn:
•- Cháu cũng đã thương yêu chú rất nhiều, chú Mercell!
•- Chú biết rất rõ điều ấy, Thỏ Trắng yêu quý!
•- Chú Mercell ơi! Như vậy ngày mai cháu phải trả lời cho bà chủ quán như t
thế nào ạ?
Mercell đứng dậy, quay lại ngắm nhìn Thỏ Trắng. Thỏ Trắng ào vào giúi đầu lên ngực Mercell như một cơn gió, như một cánh chim trốn bão...
Mercell đua tay vuốt nhẹ phía sau lưng Thỏ Trắng-giọng bi thiết: " Từ nay, em háy tự quyết định mọi gặp gỡ đến đi với cuộc đời em, Thỏ Tráng nhé? " Ông cúi xuống hôn lên mái tóc nồng hương Bồ Kết của Thỏ Trắng : " Miễn là em đuợc hạnh phúc. Em hãy nhớ nhé? - Mercell thì thầm- Em được hạnh phúc chính là anh cũng dược hạnh phúc rồi, em yêu! ".

Tháng 8 năm 2010
MANG VIÊN LONG

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

MỘT ĐỊA CHỈ THÂN THIẾT : 38, PHẠM NGŨ LÃO SAIGON
















MỘT ĐỊA CHỈ THÂN THIẾT : 38. PHẠM NGŨ LÃO-SAIGON


Tạp Bút Mang Viên Long

Tôi có dịp đến địa chỉ 38, Phạm Ngũ Lão Saigon vào khoảng đầu năm 1970 khi truyện ngắn đầu tiên của tôi đã được chọn đăng trên Tạp chí Văn-truyện “ Dáng Mộng”. Người tiếp tôi là anh Trần Phong Giao-thư ký tòa soạn, một con người kiệm lời,và rất sành sỏi trong chuyện quản lý môt tờ báo. Trước, tôi có đọc anh qua vài tác phẩm truyện dịch của nhà xuất bàn Giao Điểm do anh chủ trương , và qua các bài tiểu luận phê bình rất bản lỉnh của anh trên vài tờ báo văn nghệ -nên rất quý trọng anh. Anh hỏi thăm tôi về việc dạy học ở Tuy Hòa, về anh em văn nghệ ngoài Trung, và động viên tôi thường xuyên gởi bài cho Văn. Anh rất thẳng thắn và chân tình. Lần đầu găp anh cho tôi cảm nhận-người thư ký của một tòa soạn báo văn học đã có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với người cọng tác .Có thể nói, anh Trần Phong Giao là người đã góp nhiều công sức để Tạp chí Văn vững mạnh-là tờ báo Văn Nghệ đúng nghĩa,và giá trị lúc bấy giờ.
Trước khi đến với Văn, tôi đã cọng tác với Tạp Chí Vấn Đề ( do giáo sư-nhà văn Vũ Khắc Khoan và nhà văn Mai Thảo chủ trường)-khi tòa soạn được đặt tại đường Lê Thánh Tôn ( cùng với tòa soạn nhật báo Trắng Đen)-nên việc gởi bài cho Văn không được thường xuyên như ở Vấn Đề. Tôi nhớ- lúc được tin nhà văn Y Uyên bị chết ở Nora-chính tòa soạn Văn đã gởi một điện tín cho tôi nhờ xác định rõ chi tiết, vì tin rằng anh em ở Tuy hòa luôn liên lạc và gắn bó với Y Uyên vì tình đồng nghiệp, bạn văn qua bao năm nhà văn đã sống thân thiết ở đây .



Sau ngày Y Uyên mất không lâu-Tạp chí Văn đã thông báo sẽ xuất bản số Văn đặc biệt “ Thương Nhớ Y Uyên” –mời tất cả cọng tác. Tôi nhận được bức thư ngắn của tòa soạn Văn-do anh Trần Phong Giao gởi,đề nghị góp bài, và nhắc nhở giúp cùng quý thân hữu ở Tuy hòa mà anh không tiện liên lạc, để số báo được phong phú, giá trị. Tôi viết và gởi ngay cho anh bài “ Y Uyên, Trong Tình Thân Và Niềm Tin Cũ ”. Đang có sự xúc cảm bất ngờ, và lòng yêu quý Y Uyên bấy lâu-tôi viết tiếp “ Một Câu Chuỵện Tình” ( ghi lại cuộc tình đẹp-dang dở của Y Uyên với một cô giáo đang dạy học ở đây) vào ngày 10 tháng 3 năm 69 với sự đồng ý và giúp đỡ của chị TTN-người yêu của Y Uyên.
Số báo Văn xuất bản -“ Số đặc biệt Thuơng Nhớ Y UYÊN”, được rất đông anh chị cầm bút thuở ấy viết bài, ghi nhận,chia sẻ cùng nhà văn tài hoa mệnh bạc Y Uyên đã sớm từ giả bằng hữu và ước mơ khi vừa 26 tuổi! Tôi nhắc nhớ đến Y Uyên-cũng là nhắc nhớ đến tấm chân tình rất đáng trân quý của người chủ trương báo Văn là Ông Nguyễn Đình Vương ( Ông Nguyễn Đình Vương-còn là người chủ trương nhà XB Nguyễn Đình Vương, và nguyệt san Tân Văn ). Và tập thể tòa soạn báo Văn đã luôn dành cho những cây bút cọng tác với báo sự quý mến, chia sẻ kịp thời. Cái tình của Văn đối với tất cả anh chị em cọng tác là rất đáng trân trọng.
Khoảng tháng 3 năm 71-tòa soạn Văn thông báo sẽ làm số đặc biệt về “ Những Cây Bút Trẻ Đương Thời “-trong đó có tôi. Anh Trần Phong Giao lại liên lạc thông báo với tác giả-và cho tôi biết thêm “ Nhà văn Mai Thảo sẽ viết giới thiệu truyện của Long đấy, ông ấy bảo đã đọc của Long nhiều khi chọn đăng trên Vấn Đề (…)”. ( Sau 75 tôi không còn số báo kỷ niêm ấy nữa-nhưng nhớ các tác giả trẻ được chọn giới thiệu trong tuyển tập là : Trần Hoài Thư, Ngụy Ngữ, Kinh Dương Vương, Mang Viên Long, Hoàng Ngọc Hiển, Mường Mán…)
Cuối tháng 10 năm 71-có dịp vào Saigon, tôi ghé lại 38, Phạm Ngũ Lão thăm Văn. Hôm ấy gặp cụ Nguyễn Đình Vượng đang ngồi chuyện trò với anh Trần Phong Giao ở bàn thư ký tòa soạn. Anh Trần Phong Giao giới thiệu tôi với Ông Nguyễn Đình Vượng . Ông bình thản đưa tay bắt-như với người bạn nhỏ rất thân tình. Ông giản dị trong bộ áo quần pyjama rộng mầu xanh nhạt-người cao gầy-mái tóc đã điểm bạc-nhưng giọng nói khỏe khoắn, cởi mở, của một người dày dạn kinh nghiệm- yêu chuộng văn học như ước mơ lớn nhất của dời mình. Đã từ lâu-tôi nghe tiếng ông về những đầu tư bất vụ lợi cho văn học bằng các cơ sở ấn loát sách báo, và sự giúp đỡ cho văn thi sĩ có hoàn cảnh khó khăn với lòng đam mê trong sáng.
Dịp này-anh Trần Phong Giao đề nghị : “ Tập truyên sau cùng của Y Uyên có tên “ Có Loài Chim Lạ” do nguyệt san Tân Văn ấn hành sắp xong, nhân kỷ niệm ngày giỗ sắp đến của Uy-trong tập ấy, chúng tôi có sử dụng truyện “ Một Câu Chuyện Tình “ của Long, vậy tòa soạn sẽ chuyễn khoản tiền nhuận bút và lợi nhuận có được cho gia đinh Uy-Long nghĩ sao? “. Tôi vui mừng : “ Các anh làm vậy thì quá quý rồi, còn nghĩ gì nữa? “. Anh Trần Phong Giao đã thay mặt tòa soạn Văn ( và Tân Văn) viết trang đầu sách như sau: “ Nhân giáp ngày giỗ Y Uyên, chúng tôi cho ấn hành tập truyện cuối cùng của anh, gọi là thắp nén tâm hương tưởng niệm người đã khuất (…) “. Tôi lại nhắc đến kỷ niệm nhỏ này-để muốn nói lên sự biết ơn của người cầm bút đối với Văn khi tình trạng cô độc và hầu như bị bỏ rơi của giới cầm quyền thời ấy với anh chị em văn nghệ sĩ.

Những ngày đang chuẩn bị rời trường học , tạm xa Tuy Hòa để thi hành lệnh tổng động viên-tôi nhận được thư của Tòa soạn Văn, do anh Trần Phong Giao viết: “ Sắp đến Tân Văn sẽ chọn của Long các truyện ngắn đã đăng trên Văn và Vấn Đề, để xuất bản tập truyện-tựa đề cho tập truyện tôi đã chọn-“ Có Những Mùa Trăng”-Long thấy có được không? Có ý kiến gì bổ túc thì thư cho biết sớm nhé? (..) “. Nhận được thư của Văn, tôi rất vui vì sự ưu ái quan tâm của tòa soạn đã dành cho những người viết trẻ, ở miền quê xa như tôi .Sự quan tâm, tự nhiên đề nghị xuất bản sách của một tác giả trẻ, quả thật xưa nay cũng rất hiếm. Điều này cho tôi nghĩ rằng, Tạp chí Văn đã bỏ ra nhiều công sức để khám phá, phát hiện cho văn học nhiều cây bút tiếp nối-mà cho mãi đến hôm nay, đã chứng tỏ được khả năng thật sự của chính mình và đang tham gia tích cực cho sinh hoạt VHNT ở trong và ngoài nước …
Tập truỵện in xong, phát hành rộng rãi-một buổi sáng chủ nhật được đi phép ra thành phố Nha Trang, tôi ghé hiệu sách mua báo như lệ thường-bắt gặp “ Có Những Mùa Trăng” được bày bán ở đó. Tôi mua 1 cuốn-và về viết thư thông báo “ địa chỉ mới KBC…” của tôi cho tòa soạn Văn. Một tuần sau, sách đã gởi bảo đảm đến cho tôi ngay. Sau đó, tôi nhận được 3 tờ bưu phiếu tiền nhuận bút, mỗi tờ 10 ngàn đồng ( tính theo giá vàng thì cũng …xấp xỉ 3 lượng). Tôi gởi biếu cho gia đình người anh đông con 1 tờ-còn lại mua sắm máy đánh chữ mới Brother de Lux để làm việc ( máy cũ Olumpia đã trục trặc nhiều rồi)-và có dịp thù tạc lai rai với anh em thỏai mái…Có thể nói-trong cuộc đời cầm bút của tôi, số tiền nhuận bút của báo Văn là …đáng nhớ hơn hết!
Khi mãn thời gian tập tành bò lết ở quân trường Đồng Đế-tôi được trả lại Bộ Giáo Dục để trở về nhiệm sở cũ ( Trường Trung học Tổng Hợp Nguyễn Huệ, Tuy Hòa-Phú Yên)-tiếp tục việc “ cầm phấn chuyên nghiệp” của mình ngay từ đầu.Mùa hè năm ấy, khi đã hoàn tất chuyện làm thư ký cho hội đồng thi Tú Tài Toàn phần ở Nha Trang-tôi có dịp vào Saigon- và ghé 38, Phạm Ngũ Lão. Tôi đến vào buổi chiều-gần hết giờ làm việc. Anh Trần Phong Giao đang tiếp một người bạn trẻ là một nhà thơ ( đến nay thì tôi không còn nhớ tên)-anh vui vẻ hỏi tôi: “ Chiều nay cậu đi “ chơi hoang” một bữa với bọn tớ không? “. Tôi không hiểu rõ ý anh-nhưng nói rất vui được “ tháp tùng” cùng anh một bữa cho biết mùi Saigon.Chiếc xe Jeep của người bạn chở chúng tôi qua cầu chữ Y thì phố vừa lên đèn. Xe dừng lại một chiếc quán như một ngôi biệt thự-có trồng nhiều cây cảnh và nhiều đèn mầu.Chúng tôi uống bia và nhâm nhi món thịt nai chính hiệu. Ba cô chiêu đãi viên phục vụ cho bàn chúng tôi đều trẻ, đẹp-rất modern! Anh Trần Phong Giao cho biết, cô đang ngồi rót bia cho tôi vừa mới từ Campuchia sang đó. Tôi không mấy để ý, nhưng nhìn thấy nước da ngăm ngăm đen của cô-tin là vậy. Thật ra, buổi “ đi chơi hoang” của chúng tôi lúc ấy-giống giống như vào quán bia ôm karaoke bây giờ thôi! Để có chút thư giản, cười cợt, và chuyện trò thoải mái hơn bất kỳ nơi đâu.
Tôi không có nhiều kỷ niệm với Văn như những anh em đi trước tôi-nhưng những điều rời rạc vừa nhắc kể-cho tôi một sự nhớ tưởng rất êm đềm, rất an ủi-trong lúc đang sống thật cô đọc và buồn bã! Thởi tuổi trẻ lang bạt tràn đầy mộng đẹp của chúng tôi đã đi qua-nhưng Tạp chí Văn vẫn còn đó như những ghi dấu rực rỡ cho chặng đường văn học một thời trước năm 1975…

Quê nhà, tháng 10/2010
MANG VIÊN LONG

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

PHỐ NHỎ, NHỮNG NGÀY MƯA Truyện Ngắn Mang Viên Long


PHỐ NHỎ, NHỮNG NGÀY MƯA…


Truyện Ngắn


M a n g V i ê n L o n g


Mang Viên Long ( th10-2009/ ảnh Lê Bá Duy)


Ông Nhương nói với ông già vừa đến thuê thay giúp một mặt kính lão bị bể: “ Mùa mưa, chỉ ăn thôi chứ không có làm! Từ sáng đến giờ-gần hết buổi sáng, mà chỉ thay được một cái gọng kính, vỏn vẹn có tám ngàn đồng bạc!”.
Ông già cười: “ Ông còn có “ tiền tươi” tám ngàn,chứ tôi có đồng xu nào đâu? “
- Bác có lương hưu lãnh hằng tháng, ăn rồi chơi-khỏi lo, chứ tôi có hưu nai gì?
- Thôi ông ơi! Đừng nói tới chuyện hưu nai nữa!-Ông lão nhăn mặt- Ra đi mấy chục năm- bị nghỉ mất sức, mỗi tháng phát cho mấy trăm ngàn, đủ húp cháo …
Ông Nhương dừng tay mài kính, ngẩng lên nhìn ông già-cười : “ Ông còn có cháo mà húp, chứ nhiều người không có cháo thì sao? Chẳng hạng như tôi đây nè…”
Ông già im lặng.
Ông Nhương tiếp tục mài kính.
Trời vẫn mưa rào rào ngoài đường. Con đường vào chợ vắng hoe. Gió thốc vào mái hiên nơi ông Nhương kê chiếc tủ “ Sửa Kính Đeo Mắt” từng cơn, lạnh.
Buổi sáng không có giờ. Bầu trời xám ngắt.
Ông già bỗng thở dài:
- Mấy quán nhậu, quán cà phê, giải khát, quán ăn, quán ca-ra-ô-kê… mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm ngày càng nhiều, không biết thiên hạ tiền đâu mà ngày đêm các quán đều đông nghẹt cả?
Ông Nhương so kính vào gọng, lại tháo ra-tiếp tục mài.
- Mà phải nhậu ít sao? Ông già nói tiếp- nhậu từ sáng đến chiều tối còn rào rào như tằm ăn lên…bụng dạ đâu mà ăn dữ vậy không biết?
- Ông bà mình đã nói rồi, bác không nhớ sao?-Ông Nhương vẫn cắm cúi mài kính-“ dĩ thực như tiên” mà? Ăn rồi mới làm chứ?-Ông Nhương cười khà khà-không có ăn, ai dại gì mà làm chứ, bác?
- Nhưng làm gì mà nhiều tiền vậy?-Ông già cải lại. Nhậu đến mữa ra, còn nhậu tiếp…mà toàn là đám thanh niên choai choai thôi. Cỡ bốn năm mươi cũng không thiếu gì ! Ông nào ông nấy cái bụng to phình mà vẫn còn nhậu tiếp?
- Tiền “ chùa “ mà, Bác!
- Mình kiếm đồng bạc chảy máu con mắt, nhưng sao thiên hạ làm gì mà giàu có ăn nhậu la cà hết quán này đến tiệm nọ mà nhà cửa xe cộ đất đai ngày càng mọc thêm ra nhiều vậy?
- Bác tìm họ mà hỏi đi!- Ông Nhương trao kính cho ông lão-Bác hỏi tôi, làm sao tôi biết?
Ông Nhương nhận tờ giấy bạc mười ngàn đồng từ trong túi nylong quấn chặt hai lớp của ông già-đưa lên ngắm nghía-cười : “ Vậy là đủ dĩa cơm trưa rôi!” –Nhìn lên gương mặt khắc khổ của ông già-Ông nói::” Bác về nhà nằm nghỉ cho khỏe đi, hơi đâu mà thắc mắc cho thêm mệt tuổi già,bác? Đời này càng nghỉ, càng thêm mệt! Quên đi là tốt nhất!”.
Ông già trùm chiếc áo mưa cánh dơi, lòng còn hập hực- bước ra hiên-đi dưới cơn mưa đang ào ạt. Ngày không có mặt trời. Bầu trời một màu mưa trắng bạc.Và gió từng cơn thổi giật làm rung chuyễn mái hiên tôn,vật vã hai hàng cây bên đường phía ngôi chợ. Nhìn trời, ông Nhương biết sẽ chẳng có ma nào chịu rời nhà mà đi sửa kính như ông già gân này nữa. Ông kéo tấm ny lông dày che kín chiếc tủ gương, và đồ nghề-khoát tấm ny lylong vuông lên đầu-chạy qua bên kia đường để vào chợ tìm dĩa cơm muộn.
Bước vào quán thì chỉ gặp một mình lão Nhện đang ngôi cắm cúi bên dĩa cơm 5 ngàn như thường lệ. Ông ngồi xuống chiếc bàn thấp bên cạnh: ” Chà! Hôm nay ông ăn sớm nhé? “.
- Đói bụng rồi! Lão Nhện ngước lên đáp-sớm gì nữa cha nội?
- Sao đói bụng sớm vậy cha?
- Hừ, buổi sáng đâu có gì ăn?-Lão Nhện vẫn cúi mặt lên dĩa cơm đã gần hết.
- Bữa nay kiếm được mấy đồng?
- Đủ dĩa cơm!
- Không còn dư đồng nào sao?
- Không!
Ông Nhương vẫn thường gặp lão Nhện trong cái quán cơm bình dân cuối dãy chợ này nên đã là chỗ thân tình của lão. Nhiều bữa cơm chỉ còn lại hai người, có lão Nhện cùng ăn, vừa chuyện trò tào lao với lão- vừa đùa chọc - dĩa cơm mới mau hết. Nhiều hôm không gặp lão Nhện, ông Nhương cảm thấy khó nuốt trôi dĩa cơm tứ thời mấy món kho mặn lênh láng dầu mỡ ( mà chẳng biết là loại dầu gì?)! Có bữa kiếm được kha khá, ông kêu cho lão Nhện thêm một dĩa 5 ngàn nữa- để lão cùng ngồi ăn cho có bạn, cho vui-nhưng lão ta chỉ ăn một hơi là sạch trơn. Tuy tuổi chỉ tròn trèm 60, mà người gầy ốm , đen điu, nên trông như một ông lão. Lão Nhện đẩy chiếc ba gác ọch ạch để di chuyển hàng từ ngoài đường vào chợ cho các con buôn hàng trái cây, rau, các thứ lỉnh kỉnh vặt vãnh cồng kềnh cần mang vào chợ để kiếm sống hằng ngày. Chiếc xe qua năm tháng dài không còn dây sên, không còn bàn đạp, ba chiếc bánh chỉ quấn toàn dây cao su, nên không thể đạp đi dược nữa. Lão chỉ dùng sức để đẩy hay kéo xe đi thôi. Tối đến ,tìm một góc phố hay sạp hàng nào rộng rãi ngã lưng làm một giấc thẳng cẳng-thế là hết một ngày. Không ai có thời gian mà tìm hiểu xem lão từ đâu đến, quê quán, vợ con, gia đình thế nào cả! Và cái tên “ lão Nhện” của lão cũng do mấy bà “ nhìn người, đặt tên” cho lão mà thôi. Ông Nhương thầm khen người nào đầu tiên đã đặt cho lão cái tên “ Nhện”-rất hợp với thân người ốm nhỏ mà tay chân khều khào dài thoòng như chân nhện. Gặp mối , lão chỉ chất hàng lên và kéo đi. Luồn lách trong các lối nhỏ chật chội của khu chợ để giúp chuyễn hàng- kiếm từng đồng bạc lẻ. Trên dường di, hễ gặp bao giấy, những tấm ny lông rách, vật dụng bằng nhôm nhựa bị vất bỏ-ông đều dừng lại thu lượm bỏ vào một bao lớn, cột kỹ- vài ngày đem bán lại cho các điểm mua đồ phế thải rác giấy, nhôm nhựa kiếm thêm. Có lần lão khoe với ông Nhương, vừa cân xong bao đồ-kiếm dược ba chục ngàn đồng. Lão cười hì hì : “ Có ba ngày ăn cơm rồi, lo cái quái gì nữa? “ . Lão Nhện thường chỉa sẻ niềm vui hiếm hoi nhỏ nhặt như vậy cho ông Nhương hằng ngày như những đồng bạc kiếm thêm được từ chiếc bao tải chứa đồ phế thải…
Quán vắng. Chợ thưa. Mưa dầm dề. Ông Nhương nhìn lên mặt chiếc đồng hồ Telda cũ kỹ đeo tay: đã gần 1 giờ chiều rồi! Buổi chiều lại sắp đi qua. Trời tối sầm. Mưa đổ rào rào bên ngoài không dứt. Và gió, gió giật từng cơn như có hướng bão xa ở quanh đây . Ông Nhương đứng dậy- cảm thấy gây gây lạnh – gượng cười với lão Nhện: “ Trời mưa gió kiểu này, tìm một xó nào khoanh cho rồi chứ làm lụng gì nữa, ông Nhện? “
- Ờ, ờ… Chắc phải ngủ quá-lão cười hì hì – ngủ đói!



Vừa che tấm nylong lên tủ kính thì đã có khách sửa kính ghé xe lại sát hiên nhà-
ông Nhương vui vẻ : “ Cháu sửa hay mua kính? “
Cô gái cởi tấm áo mưa cầm tay-giọng gấp gáp: “ Chú sửa giùm cháu lấy ngay được không ạ?”
- Được-ông cười, nhưng cho chú xem kính sửa gì đã chứ?
Cô gái sực nhớ-gỡ mắt kính đang đeo, đưa về phía ông Nhương:
- Cháu vô ý vừa làm vỡ mất một mặt kính sáng nay…
Ông Nhương cầm gương lên xem: “ Chà! mắt cháu bị cận 3 độ sao?”
- Dạ không, 2 độ 75 ạ!
- Mắt kính dày, phải mài hơi lâu-ông lắc đầu-nhanh cũng mất nửa tiếng cháu à!
- Vậy làm sao cháu kịp vào lớp dạy. chú?-cô gái hốt hoảng.
- Phải làm chứ ăn đâu mà nhanh cháu?-Ông cười- phải mài dũa mắt kính cho vừa sít với gọng để không dễ bị rớt-lâu đấy! –Ông nhìn đứng lên gương mặt cô gái còn đọng vài hạt nước mưa chưa kịp lau- bỗng nhận ra trên khuôn mặt bầu bỉnh hồn nhiên ấy có nhiều nét rất đỗi giống Ngân xưa.- À, mà mấy giờ cháu bắt đầu dạy?
- 6 giờ 45!
- Cháu để kính lại chú làm, trưa chiều về ghé lấy…
- Đi dạy không kính sao, chú?- giọng cô gái phân vân- cháu ngồi làm bù nhìn cho học trò chúng giỡn sao?
- Ra bài tập gì đó cho chúng làm đi!-Ông lại cười, chờ đợi.
- Không được, chú à!-cô gái băn khoăn-hôm nay là 4 tiết dạy nâng cao cho học sinh giõi lớp 12, đâu ngồi chơi được? Vẻ lo lắng, khổ sở hiện lên sắc sảo trong đôi mắt đen láy-hễ rảnh một phút, là chúng ồn ào quậy phá ngay rồi!-cô gái thở dài- học sinh bây giờ mà chú?
- Vậy là không ổn rồi-ông giơ tay lên xem lại giờ-bây giờ đã 6 giò 22 phút rồi!
Nói xong, ông cảm thấy hơi tiếc vì mới sáng sớm mở hàng đã bỏ lỡ mất một người khách-mà có lẽ, sẽ là người khách duy nhất cho buổi sáng tầm tã mưa như thế này- Ông chợt nhớ: “ Hay là thế này…chú có mắt kính nữ 3 độ, cháu cầm đeo đi dạy đỡ nhé? Để kính cũ lại chú làm, trưa về, ghé lấy- được không?”.
Cô gái reo lên: “ Được chú giúp cho vậy thì tốt quá!-cô ngập ngừng, cháu gởi tiền thế cho kính của chú nhé? ”-Cô gái lúi húi mở cặp, lấy ra chiếc bóp giấy nhỏ nàu xanh.
Ông Nhương thản nhiên mở tủ lấy chiếc kính mới trao cho cô gái-cười dễ dãi: “ Có bao nhiêu đâu mà cháu phải “ thế chân, thế cẳng” vậy ?-Giọng ông trở nên nghiêm nghị- Cháu làm vậy không sợ chú buồn sao? Chú tin cháu mà!”
- Cháu xin lỗi!
Đeo thử kính vào mắt-cô gái tươi vui như vừa được cho quà: “Cháu cám ơn chú! Trưa cháu ghé lại. Chú tốt quá! “.
- Chú không tốt đâu-ông nhìn đăm đăm vào nét mặt nhân hậu hồn nhiên của cô gái- cười hà hà-sống mà không còn tin được vào ai, thì khổ hơn nhiều, cháu à!.
- Chú nói hay lắm!-cô gái đạp xe, nổ máy.
- Những người có gương mặt như cháu, không thể phản bội ai được-ông Nhương nói vói theo.
- Sao vậy? Cô gái ngạc nhiên quay lại với nụ cười-sao chú biết?
Sau câu hỏi không đợi trả lời-cô gái cho xe chạy nhanh về hướng ngoại ô như cố che dấu một niềm vui đang chớm nở trong lòng-bóng xe nhòe ngay trong màn mưa dày đục. Gió quất từng cơn rào rào cùng với tiếng mưa nặng hạt như vãi nước.Từng đợt màn mưa bay xiêng theo cơn gió –có lúc thổi hắt hẳn vào mái hiên nơi tủ kính của ông Nhương-ông khẽ rùng mình- chép miệng: “ Mưa…mưa lèm nhèm tối ngày!”.
Đường phố vẫn im vắng trong nỗi lạnh lẽo bao trùm. Bóng người thấp thoáng. Co ro-vội vã. Ông Nhương đã bao ngày ngồi nhìn cái góc phố quạnh vắng trong mưa, như nhìn soi vào chính cuộc đời tẻ lạnh của mình ,nhưng lần này-sáng nay- bỗng thấy những bóng người di chuyễn co rúm trước mắt kia sao mà nhỏ bé, tội nghiệp đến vậy? Đời người sao mà cô độc và lạnh lẽo đến vậy?



Từ xa, ông Nhương đã nhận ra mầu áo mưa của cô gái đang chạy băng qua đường-hướng về phía hiên nhà ông ngồi. Ông điềm nhiên ngồi nhìn từng cử động của cô gái-dừng xe, bước vào hiên, vội vàng cởi tấm áo mưa móc lên chiếc cột hiên nhà-nụ cười ánh lên cả đôi mắt ướt: “ Chào chú! Chú chưa nghỉ sao? “.
- Ngồi đợi cháu mà! Ông cười.
- Cháu làm phiền chú nhiều quá!-cô gái ngồi xuống chiếc ghế để sẵn bên cạnh .
- Chú rất mong có người làm phiền như vậy mà dễ gì được?
- Vậy chú không có ai “ làm phiền” cả sao?-Cô gái nhìn đứng lên mặt ông Nhương, vẻ trìu mến-lúc còn trẻ chắc chú có nhiều người thương lắm phải không?
- Sao cháu hỏi vậy? – ông nhếch cười- không có ai làm phiền chú cả! Ông buông thõng- từ hơn chục năm nay rồi, cháu à!
- Chú sống một mình trong căn nhà này phài không?
- Không phải nhà của chú-ông dáp,giọng thản nhiên-chú mượn tạm hiên nhà của người bạn học cũ …
Ông Nhương vói tay lấy chiếc kính đã lắp mặt kính mới đặt vào lòng bàn tay cô gái-“ Cháu đeo vào xem thử đi? ”.
Cô gái gỡ chiếc kính mới ra, đeo kính cũ đã sửa vào: “ Cháu trông rõ lắm chú à!”.
- Vậy là tốt rồi! Ông nhìn cô gái như nhìn vào một con mèo con.
- Chú cho cháu gởi tiền…
Ông Nhương không trả lời –hỏi: “ Cháu biết tại sao lúc sáng chú nói người có gương mặt như cháu là không bao giờ phản bội ai không? “
- Dạ không!- Đôi mắt cô gái chợt ánh lên- cười e thẹn-Cháu cũng định hỏi lại chú mà!
- Không có gì lạ đâu!-Ông Nhương liếc nhìn cô gái giây lâu- Thuở trước,chú cũng có một cô bạn gái-nói rõ hơn, là người chú yêu-có một khuôn mặt giống cháu như đúc! Cô ấy hiền và xinh xắn lắm!
- Rồi cô ấy đâu, chú?
- Đang ở xa chú - ở đâu chú cũng không biết rõ-từ dạo ấy đến nay, sau ngày 15 tháng 4 năm 75 , trên 30 năm chú không được gặp lại- nghe tin cô ấy đã rời Saigon về quê , nhưng quê thì biền biệt …
- Vẫn chờ chú? Cô gái cười dò xét.
- Không phải chờ, mà lặng thầm thương nhớ-ông nhìn vào màn mưa trắng xóa ngoài hiên, giọng trầm trầm-mỗi người một phương trời xa lắc, bị cột chặt với bao diều khó khăn phiền nhiễu, cháu à!
- Chú nói hơi khó hiểu…
- Ngay chú cũng cảm thấy khó hiểu mà?
- Sao lạ vậy?
- Cuộc đời có nhiều điều rất lạ mà cháu !-Ông cười mơ hồ, như chú đươc gặp cháu sáng nay-chú tưởng như được gặp lại cô ấy cách đây 30 năm vậy!
Cô gái nửa muốn hỏi gì thêm. nửa ngại ngùng-cô lấy chiếc kính ra lau như một thói quen :” Thưa chú, Chú cho cháu gởi tiền..”.
- Thay mặt kính cận 2 độ 75-loại tốt, giá 25 ngàn đồng…
Cô gái kéo chiếc cặp để lên đùi, lúi cúi mò tìm chiếc bóp giấy mầu xanh để lẫn trong mấy xấp bài, sách vở-lấy ra ba chục ngàn đồng-đưa hai tay về phía ông Nhương: “ Chú cho cháu gởi-sao chú tính rẻ quá vậy?”
Ông Nhương chỉ liếc nhìn, không cầm tiền vội mà đến mở ngăn hộc tủ kính tìm tờ giấy bạc năm ngàn .Ông loay hoay. Cô gái đã mặc xong áo mưa, đặt tiền lên mặt bàn thầp-bước ra hiên: “ Cháu gởi chú ba chục ngàn mà? “
- Còn dư năm ngàn đây, cháu-vừa nói, ông vừa vội bước xuống bực thềm.
- Cháu gởi chú mà-cô gái cười , khuôn mặt lóng lánh nước mưa-cháu mời chú một ly café không được sao!
Chiếc xe đã vào số, chạy lươt tới, mưa-mưa…



Suốt đêm mưa gió xào xạc hung bạo tưởng như ngoài trời cây cối đường sá sẽ bị rách nát hết dưới những cơn mưa dữ tháng 10. Sáng ra- phố xá vắng tênh, đường trống trơn như rộng thêm ra - mưa nhẹ hạt hơn, nhưng vẫn mưa lèm nhèm không dứt. Chiếc loa treo ở trên cột điện góc phố lập đi lập lại thông báo về cơn bão số 9 sắp vào bờ. Gió thổi bạt tiếng loa phóng thanh mỗi lúc một mạnh, nghe tiếng được tiếng mất-dường như cơn bão đang bò tới gần ? Đã qua 8 cơn bão tê tái rồi-không biết còn bao nhiêu cơn thịnh nộ của đất trời sẽ trút xuống dãi đất nghèo khó này nữa? Ông Nhương khoát vội tấm áo mưa, dắt chiếc xe đạp xuống hiên, rướn người đạp ngược gió xuống nhà bưu điện. Chiều hôm qua nhận được giấy báo đến nhận gói gởi bảo đảm thì ngó trời đã sập tối, lại mù mịt nước mưa- dù rất nóng lòng muốn biết người gởi là ai, gởi cái gì -ông cũng không dám dầm mình trong mưa, vuợt gió mà đi được. Sống một bóng một mình lỡ ngã bệnh phải nằm mẹp xuống thì đâu có bàn tay, tiếng nói nào để ông an ủi, nương cậy? Từ ngày xa Ngân-rồi người vợ buồn tình ẵm con bỏ đi-ông kiếm sống bên chiếc tủ sửa kính ngày hai dĩa cơm quán chợ đã bao năm rồi-vẫn không hề đau ốm gì nặng. Cứ lai rai đau, uống vài viên thuốc là xong. Người ta nói ông được Trời Phật nuôi-nhưng ông nghĩ, chính ông phải nuôi ông trước. Người bạn vong niên ở dãy phố bên kia đường hằng ngày thuờng mò qua thăm ông- trò chuyện đủ thứ trên đời cho hết giờ nhàn rỗi không biết làm gì khi đã đong đưa ở tuổi 80 cũng vừa ra đi mấy tháng nay rồi. Xa ông-ông Nhương nhớ mãi lời ông thường lập lai để an ủi ông bằng một câu kệ “ Chư pháp tùng duyên sinh-Diệc phục tùng duyên diệt”-vậy là ông ta cũng đã “ tùng duyên diệt” rồi-có gì đâu mà buồn?. Có đôi ba người quen trong khu phố bỗng thấy vắng đi ít lâu-sau hỏi thăm, mới biết họ đã rời xa khu phố vĩnh viễn rồi! Giống như một chuyện đùa chơi vậy.
Đã ba hôm rồi-ông thường bị những cơn sốt, và sau đó là cái lạnh run rẫy ập đến. Ghé hiệu thuốc tây khai bệnh, mua vài liều thuốc về uống-nhưng chỉ thuyên giảm chút ít thôi. Ông chủ hiệu thuốc nói chú bị bệnh sốt siêu vi rồi-phải chích thêm Laroscorbine vietmin C 1 gam mới mau bớt được. Hỏi hộp thuốc bao nhiêu-ông ta cười : “ Tính cả kim chích, chỉ một trăm ngàn chữ mấy? ”. Một trăm ngàn mà còn chớ mấy? Ông Nhương nhớ lại lời người thiếu phụ đến sửa gương tháng trước:“ Nếu trong nhà tôi lúc ấy có được một trăm ngàn thì thằng con trai bốn tuổi của tôi đã không chết tức tưởi sớm sủa như vậy rồ!”. Ông Nhương cũng liều mạng, chỉ lấy mấy liều thuốc viên thôi-một trăm ngàn đến 10 dĩa cơm, ăn được 5 ngày mưa bão ế ẩm kia mà! Nếu “ tùng duyên diệt ” mà “ duyên” đã đến thì dầu có nằm trên đống vàng, đống thuốc như lão Xuân, bà Tuyết cũng đành bó tay mà thôi!
Ông Nhương để xe ngã vào vách, vội mang gói bảo đảm ra săm soi như tìm kiếm ở đó dấu vết nào thân thuộc, nhưng tuyệt nhiên không-chí có tên người gởi rất xa lạ : Tạ Nguyễn Minh Trang. Minh Trang nào? Đâu có Minh Trang nào trong đầu ông từ thuở xưa đến nay?. Nơi gởi ghi quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Vậy ra là ai?
Ông phải dùng dao xếp rọc hai lớp bao giấy chắc chắn, kéo ra được một tập giấy dày có lớp bìa cứng, được kẹp kỹ bằng chiếc kẹp xếp đã hoen rỉ. Lật vào trong -ông bàng hoàng ngã người lên thành ghế, rồi nhắm nghiền mắt lại. Ông không hề tưởng tượng ra nổi lại có thể có ngày như hôm nay . Ông không dám nhìn lại những dòng chữ thương yêu mà chính tay ông đã viết bằng nhiều nét mưc đã lu mờ cách nay hơn 30 năm cho Ngân nữa…
Gần mươi phút ngồi yên với gói thư còn cầm trên tay-ông Nhương chợt cúi xuống như một cái máy-đưa tay kéo thêm 2 tập còn lại. Tất cả 3 tập thư, mỗi tập dày trên 300 trang-đều được bao bìa cứng, kẹp kỹ bằng chiếc kẹp xếp cùng loại . Ông điềm tĩnh giở ra từng tờ thư, những cánh thư cũ đã được Ngân sắp theo thứ tự theo ngày tháng nhận được, từ lá thư đầu tiên ghi ngày 12 tháng 10 năm 1972 được ông viết tại Tuy Hòa trước ngày rời xa cái thị xã yên vắng thân thương ấy để bước vào quãng đời lận đận ( cho mãi đến ngày hôm nay.).
Nhìn lại từng dòng chữ nhỏ li ti trên đủ loại giấy, ghi dấu đủ mọi miền mà gót chân ông đã từng đặt đến, kể cả những miền núi rừng “ không có tên gọi”. Thuở ấy, ông cứ viết rồi cho vào bao thư, dán kín-nhét vào ba lô-chờ đến ngày có ngưởi xuống phố mới nhờ gởi đi cho Ngân một lần. Có tháng, nằm lơ lửng trên đồi trong chiếc lô cốt lạnh lẽo, Nhương viết mỗi ngày hai ba lá thư vì không biết phải làm gì cho hết ngày tháng. Tất cả đã được Ngân dồn vào trong 3 tập thư này như dồn nén vào lòng mình những nhớ thương khắc khỏai bao năm chăng? Lúc này, nỗi nhớ Ngân ngùi ngùi dâng lên trong lòng ông, mỗi lúc một mạnh- có lúc làm ông cảm thấy khó thở, phải ngã người ra thành ghế mà nhắm mắt giây lâu. Ngân đã giữ nguyên 3 tập thư này trong suốt hơn 30 năm qua sao? Nàng đã đọc nó đến bao nhiêu lần trong quảng thời gian đằng đẳng mờ mịt từ ngày xa cách ông tại ngã ba thành trưa hôm ấy?
Một tờ thư nhỏ được gấp làm bốn nằm giữa tập thư thứ 3 rơi xuống chân ông. Ông vội cúi xuống nhặt lên, hy vọng là lá thư tâm tình cuối cùng của Ngân dành cho ông-nhưng không. Thư của Tạ Nguyễn Minh Trang;
Thưa chú,
Cháu xin được tự giới thiệu để chú khỏi ngỡ ngàng: Cháu là người cháu gái gọi Cô Ngân bằng Cô ruột. Ba cháu là anh thứ tư-còn cô Ngân là em út. Cháu may mắn được có mặt, được gần cô trong giây phút cuối cùng của cô trên cuộc đời này. Cháu được cô tin tuởng yêu thương nhắn gởi lời cuối cùng trước giờ mất tại bệnh viên ung bứu thành phố vào lúc 21 giờ 45 ngày 12 tháng 9 vừa qua.
Làm theo lời trăn trối của Cô-cháu đã mở chiếc tủ riêng của cô-tìm thấy 3 tập thư-và làm theo y lời cô dặn dò “ Cô nhờ cháu tìm cho ra địa chỉ của Ông Nhương-Trần Thanh Nhương, trước ở (…) sau (…)-mà gởi giúp bảo đảm cho ông ấy 3 tập thư của Cô đã gói sẵn trong ngăn tủ, cháu nhé? “. Sau hơn mấy tuần dò tìm theo những địa danh cô nói-tất cả đều trả lời “ biết tên ông ấy, nhưng hiện giờ không rõ ông đang ở đâu?” . Cháu định nhờ đăng báo “ Tìm Người Thân”; có người khuyên cháu nên nhờ đài phát thanh truyền hình để nhắn tin tìm kiếm...
Cháu chưa quyết định nên làm theo cách nào, thì rất may-người bạn thân của cháu đang làm ở việc ở tòa soạn báo Ngày Mới-phone cho cháu là đã tìm thấy địa chỉ và cả hình ảnh của chú nữa. Cô ấy bảo “ mình nhờ Google đấy! thật tuyệt diệu-cậu à!”. Qua sự hướng dẫn của cô bạn, cháu đã tìm thấy hình ảnh của chú ( giống những bức ảnh còn lưu trong album của cô cháu)-nên cháu rất tin tửong-gởi những gì cô cháu đã dặn lúc ra đi: “ những gì của anh, em xin gởi lại cho anh”. Cháu mong chú hãy vui lòng nhận lại “ món quà một đời ngừoi” mà cô cháu rất trân quý đã gìn giữ bao năm trong nỗi cô độc và khổ đau…”
Ngoài trời -cơn bão số 9 hình như đang đến…

Tháng 11 năm 2008
MANG VIÊN LONG

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Đọc " THƯ CHO BÉ SƠ SINH " Thơ ĐỖ HỒNG NGỌC




THƯ CHO BÉ SƠ SINH

Thơ Đ ỗ H ồ n g N g ọ c



Bài viết : Mang Viên Long

Từ sau lần gặp nhau đầu tiên với Đỗ Nghê-Đỗ Hồng Ngọc, tại Nha Trang khoảng năm 1970 cùng anh Trần Huiền Ân-cho đến nay/ đã đúng 40 năm chưa gặp nhau lại, cho dù sau này tôi vẫn có nhiều dịp lang bạt vào thành phố. Tuy chưa dược gặp lại bên ly café ( hay vài chai gì đó ) ở một góc quán vỉa hè Saigon-nhưng tôi không có cảm giác xa anh-nhà thơ Đỗ Nghê- một thời trên tạp chí Bách Khoa, Ý Thức (…)đã làm tôi cảm phục! Tôi vẫn thường dọc anh trên các báo-nhất là những bài viết rất tâm huyết, sâu sắc-trên tạp chí Văn Hóa Phật Giáo.
Khi đang còn là sinh viên Y khoa Saigon, anh đã cho xuất bản tập thơ đầu tay-“Tình Người “( 1967)/ với một ý thức đúng đắn, một tấm lòng nhân hậu, một trách nhiệm cao của ngưởi trí thức trẻ đang phải đối mặt với một tương lai đen tối của Đất nước ( và của chính mình) trong chiến tranh và thù hận! Tập “ Thơ Đỗ Nghê” ( 1973) được tiếp nối dòng cảm xúc “ tình người” với người thân, người yêu, bằng hữu,và quê hương nhưng dòng chảy vững chải hơn, ào ạt- và tha thiết, đã tạo được ấn tượng rất riêng, rất sâu đậm cho ngừoi đọc thời ấy.(…).
Hôm nay nhận được “ Thư Cho Bé Sinh & Những Bài Thơ Khác” của Đố Hồng Ngọc ( Đỗ Nghê) ở tuổi 70 , tôi rất cảm kích vì “ biết anh vẫn là anh” của nhiều thập niên trước- luôn sống hết lòng với Thơ, với tình người, với cuộc đời. Anh tâm sự : “ (..) Bạn đang có trong tay tập thơ-mà chẳng phải là thơ đâu-dàn trải của nhiều giai đoạn, nhiều thời gian-mà, thực ra cũng chỉ là một sát na-để tôi được cái may mắn tìm gặp những tâm hồn đồng điệu…”. Cái “sat na” thiêng liêng quý báu ấy của thơ, của tình ngừoi-không phải chỉ có một mình Đỗ Hồng Ngọc “ may mắn tìm gặp”/ mà tất cả chúng ta- khi đọc thơ anh- cũng có được cái may mắn ấy!
Riêng trong bài ghi nhận ngắn này-tôi chỉ xin được giới thiệu một bài thơ ( trong gần 100 bài toàn tập)-đó là bài “ Thư Cho Bé Sơ Sinh”/ được anh viết vào năm 1965-khi còn là SV trường Y/ đang thực tập tại bênh viện Từ Dũ-Saigon.
Cách đây 45 năm-khi Đỗ Hồng Ngọc vừa ở tuổi 25-tuổi còn rất trẻ, nhưng ý thức về “ phận người” của chàng thanh niên ấy thật sâu thẳm, với một tình thương thật bao la- chỉ bảy tỏ qua một bức thư rất đơn giản , gần gũi- dành cho đứa trẻ vừa mới được anh giúp để chào đời thôi cũng đã thể hiện rất rõ nhân cách của người cầm bút:
“ Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em …”
Đứa bé vừa lọt lòng mẹ đang khóc vì bàng hoàng đau đớn/ trong lúc tác giả ( là bác sĩ ) thì cười mãn nguyện hạnh phúc . Khóc/ cuời-là hai trạng thái hiển nhiên của kiếp người –nhưng “ cùng một cảnh ngộ” mà có kẻ cười/ người khóc-thì thật là chua xót biết bao! Nỗi đớn đau/ tuỵệt vọng lại dâng lên cao hơn, khi được ( người đi trước/ đại diện cho dời) căn dặn “ nhớ đừng hỏi tại sao”! Không được “ hỏi” đồng nghĩa với sự “ chấp nhận”-hãy câm nín mà chấp nhận bởi vì sự bất lực không có lối thoát của con người quá nhỏ bé trước muôn vàn cạm bẩy, khổ đau, bức bách- mọi cảnh ngộ được “ sắp xếp” từ cái guồng máy khổng lồ của cuộc đời …
“ Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc mầu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen “
Thứ thuốc mầu nâu mà người thầy thuốc nhỏ vào mắt trẻ sơ sinh trong 1-2 ngày đầu tiên là Argyrol –“ mầu nâu” của Nỉtrat-bạc đã dược tác giả ví như một tấm màn che ( mà không ai tránh khỏi) khi nhìn vào đời sống sau này-nó cũng hiển nhiên/ tự nhiên, mà cũng là một “ nỗi đau” khi nhìn thấy “ đời tối đen” mà phải “ nhớ đừng hỏi vì sao”(!). Cái bi đát của thân phận con người là sống mà không được tư do lựa chon, quyết định cho chính tương lai của mình, cuộc sống của mình. Vào thời điếm mà chiến tranh đang ngấp nghé lan tràn khắp đất nước-thì “ số phận” của bao người nào có khác chi “ thân phận” của đứa bé sơ sinh mà anh đã rất khéo để nhắn gởi , bày tỏ thái độ ( dầu tiêu cực).
“ Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô dơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ “
Là một người thầy thuốc-và cũng là một nghệ sĩ nhạy cảm với mọi biến dịch, thay đổi của cuộc sống-Đỗ Hồng Ngọc đã không cầm được nỗi xúc động rất tự nhiên, rất sâu kín đang dâng tràn trong tâm hồn anh khi cầm chiếc kéo cắt đi chiếc rún-cắt đi mối quan hệ thiêng liêng đã nuôi sống hình hài của bé trong hơn 9 tháng khoanh tròn ấm cúng trong lòng mẹ-để từ giây phút đó, “ em đã phải cô đơn”/ “ Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ”! Việc “ xin lỗi chân thành” ấy-một lần nữa- thể hiện tình cảm rất đăc biệt, quá đỗi chân tình của người được gọi là “ đại -diện -đời”, dành cho tất cả những bé sơ sinh trên mọi miền đất nước…
“ Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến “
Xa “ địa đàng lòng mẹ”-cái còn lại duy nhất để xoa dịu, chở che,an ủi cuộc sống – dó chính là Tình Yêu. Là Tình Yêu Thương. Là trai hay gái-con người/ khi đã “ biết thẹn thùng”-tức là tâm hồn thực sự bắt đầu cảm nhận dược mối liên hệ xã hội gắn bó quanh mình. Và cho đến khi “ biết thế nào là nước mắt trong đêm”-thì cái tình cảm ấy đã là máu thịt-sâu đậm và tha thiết lắm! Ở đây-nhà thơ đã rất tế nhị dùng hình ảnh “ nước mắt trong đêm”- để nhấn mạnh đến những giọt nước mắt thầm lặng-dủ hạnh phúc hay khổ đau- cũng chỉ có riêng mình ấp ủ, sống với mà thôi. Đây cũng là một trong những mãng hỉnh ảnh cô đơn của kiếp người khi nhập cuộc..
“ Anh đã không quên buột etiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút ấy
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu “
Để không bị “ lẫn lộn” với những bé sơ sinh khác, người thầy thuốc sau khi hoàn tất việc phụ sinh, phải dán ngay một etiquette ( tấm giấy ghi ngày giờ sinh/ tên người mẹ-tên con-nếu có…)/ một lần nữa- người thầy thuốc lại cảm nhận được một điều tìm ẩn sâu xa, một bắt đầu cho thân phận người-cái tên gọi/ hay nhãn hiệu, mà mình phải ràng buột suốt dời-như một nỗi oan khiên vì “ Nhớ đừng hỏi tôi là ai khi khôn lớn”! Sự hiện hữu khổ đau của kiếp người là do trùng trùng nhân duyên kết tụ- nên sự “ tra vấn” “ tôi là ai” cũng chỉ đem lại nỗi đau xót thêm mà thôi!
“ Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiiệu”
Cái “ nhãn hiệu” dành cho riêng mỗi thân phận khi được “ buột etiquette vào tay” đã là một nỗi khổ/ lớn lên vào đời-lại “ bị buột thêm” nhiều cái etiquette nữa (vào cổ)-và nhìn ngó quanh mình- thấy “ đời nhiều nhãn hiệu” quá/ càng tối tăm mày mặt-không biết đâu mà mò? Nhà thơ- đã ân cần căn dặn :“ Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu”/ bời “ nhãn hiệu’ là một vấn nạn lớn của đời sống/ đã ( và đang) làm phân hóa lòng người, đảo điên cuộc sống-nhất là trong chiến tranh.
“ Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Ạnh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vôi vàng với hoang mang
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em “
Hai đôi mắt đều “ ngỡ ngàng nhìn”/ một “ ngỡ ngàng” vì lạ lẫm/ một ngỡ ngàng vì bao nỗi xót xa ( cho chính mình/ cho phận người)-khi luôn nhìn thấy “ Một ngày đã thức giấc với vội vàng với hoang mang”. Một ngày bình yên cho đời ngừoi ( và cả cho trẻ thơ) trong hận thù bom đạn là không thể có! Chí “ với vội vàng/ với hoang mang” mà thôi! Vì sao?
“ Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để dổ máu đó em”
Ý thức của ngừoi trí thức trẻ miền Nam-mà Đỗ Hồng Ngọc là tiêu biểu/ đã thể hiện rất nhiều qua tác phẫm, qua biểu tình, qua những đêm không ngủ (…)/ nhưng cuộc chiến vẫn kéo dài lê thê, vẫn tàn phá làng xóm,phố thị-vẫn xô đẩy con ngừơi di vào cuộc tuơng tàn/ chỉ vì “ Để bịp lừa để đổ máu” bởi những “ danh từ đao to búa lớn” của các thế lực tranh giành từ bên ngoài luôn lấn áp trói buột! Lời dặn dò rất chí tình của “ người đại diện đời ” dành cho bé sơ sinh-cũng là nỗi buồn lớn của cả một thế hệ.
“ Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người ..”
Dù gì thì em cũng đã được sinh ra-làm người/ “ Trân trọng chào em”-chào một mãnh đời cùng chung quê hương-số phận/ với sự trân quý yêu thương-và “ Mời em nhập cuộc”-như anh, như bao người đang ngày đêm trăn trở, khát vọng cho một tương lai yên bình & hạnh phúc!
Nhà thơ chắc dã không vô tình khi chọn “ đối tượng” nhận thư là “ bé sơ sinh”-để trao gởi tâm tình, bảy tỏ suy nghĩ chân thành trong tận đáy lòng mình-bởi vì, chỉ có những tâm hồn như nhiên trong sáng ấy mới có thể sẻ chia được trọn vẹn bao điều mà nhà thơ đã nhiều năm tháng băn khoăn trăn trở?



Những ngày cuối tháng 7/2010
MANG VIÊN LONG

THƠ TẶNG CÔ GIÁO Thơ HOÀNG LỘC/ Bài Viết Mang Viên Long



Hoàng Lộc , Thơ Tặng Cô Giáo

Bài viết:
MANG VIÊN LONG


Bài “Thơ Tặng Cô Giáo”của Nhà thơ Hoàng Lộc tôi vừa tìm được trong ngăn tủ sách cũ sau đây- có lẽ đã được anh viết từ rất lâu rồi-khi còn là cậu học sinh, hay sinh viên ? Nhất là hãy còn ở vào cái tuổi tình thơ mơ mộng của “ cái thuở ban đầu” bước vào những cuộc tình “ mây gió” xa xôi? Thế mới có…” thơ tặng cô giáo” chứ nhỉ? ( nếu viết sau khi HL làm Thầy giáo thì chắc là sẽ khác rồi?).
Vẫn giọng “ thơ tình” hồn nhiên mà sâu-cười cợt mà đau/HL viết:

“ Đã biết rằng yêu nữ sinh rất khổ…
Nào hay yêu cô giáo lại khổ hơn?
Ta,trái đất- một vòng đời lảo đảo,
Một đời yêu mà chẳng thể tròn vòng!

HL có trái tim rất “ nhạy cảm” với chuyện yêu thương-nên điều anh trải nghiệm đã giải bày thật chí lý: “ Yêu nữ sinh-khổ! Yêu cô giáo-càng khổ! “-Tại sao vậy? Bởi một lẽ đơn giản mà như một định luật “ Yêu là chết ở trong lòng một ít”( XD) ! Chết nhiều hay chết ít-cũng là chết rồi! Biết vậy-nhưng có mấy ai không yêu? “. Nhà thơ Dương Kiền có cả một tập thơ với nhan đề “ Thú Đau Thương” là vậy.HL không nói thẳng ra, nhưng lời thơ anh cũng quá ngậm ngùi: “ Ta, trái đất -một vòng đời lảo đảo/ Một đời yêu mà chẳng thể tròn vòng”.Một đời yêu-trân quý Tình Yêu-mà vẫn chưa hề tròn mơ ước? Hãy theo dõi nhà thơ tâm sự:

“ Ai áo trắng của ngày xưa biền biệt,
Vang trong hồn nỗi nhớ cuối tà huy…
Để thơ dại tưởng sắc màu chỉ một,
Trắng không màu là màu trắng không phai!

Nhà thơ dẫn chứng cho chúng ta biết “ yêu nữ sinh rất khổ” ấy mà! Lời trách thầm rất êm -mà cũng lắm da diết như vọng lại từ chốn “ cuối tà huy”xa xưa nào của một thời kỷ niêm khó mờ phai! Vì “ thơ dại tưởng sắc màu chỉ một” nên tận trong lòng vang mãi nỗi niềm đau! Màu trắng ( không màu) của tà áo dài nữ sinh thướt tha của một thởi thương thầm nhớ trộm cũng đã tàn phai theo tháng năm để nhà thơ phải bàng hoàng kêu lên:” Một đời yêu mà chăng thể tròn vòng”!-Yêu nữ sinh khổ là vậy!
Còn yêu cô giáo thì sao?

“ Em mùa Thu áo vàng, mùa Đông áo tím,
Và mùa Xuân cũng trắng nõn sân trường!
Mỗi sắc áo-mỗi sắc đời lồng lộng…
Ta bốn mùa sững sốt những trầm luân!

Cô giáo đài các thục nữ thay đổi màu áo theo mùa-mỗi sắc màu là một “ sắc đời lồng lộng”-như những mơ ước kia cao xa mãi với cuộc tình mà nhà thơ hàn sĩ thì “ bốn mùa sững sốt những trầm luân” ! Những lận đận chìm nỗi của dòng đời cứ mãi ập đến xô dạt người thơ suốt tháng năm dài lang bạt để bao lần phải “ sững sốt” tra vấn :

“Một sắc áo một đời không giữ nổi,
Huống chi em trăm thứ áo trăm màu?
Nên yêu nữ sinh khổ sao bằng yêu cô giáo…
Ta điếng hồn thêm mấy cõi xưa sau! “

Đọc đến đây-tôi hiểu HL dù có “ điếng hồn” -thì tâm hồn nhà thơ chắc cũng sẽ luôn rộng mở để đón những cái “ thú đau thương “kia tràn ngập hồn mình- Cái tâm hồn thi sĩ vốn suốt đời vẫn hồn nhiên phiêu lãng ước mơ! Vẫn mãi xanh niềm khát vọng Yêu Thương cho đến ngàn “ cõi xưa sau” ấy…

Xin chia sẻ đôi điều thô thiển cùng Nhà Thơ cho vui nhân ngày 20 tháng 11 khó quên! Cám ơn H L vậy…

Quê Nhà 19 th 11-2009

MANG VIÊN LONG


thơ tặng cô giáo

đã biết rằng yêu nữ sinh rất khổ
nào hay yêu cô giáo lại khổ hơn
ta, trái đất - một đời quay lảo đảo
một đời yêu mà chẳng thể tròn vòng

ai áo trắng của ngày xưa biền biệt
vang trong hồn nỗi nhớ cuối tà bay
để thơ dại tưởng sắc màu chỉ một
trắng không màu là màu trắng không phai

em mùa thu áo vàng, mùa đông áo tím
và mùa xuân cũng trắng nõn sân trường
mỗi sắc áo - mỗi sắc đời lồng lộng
ta bốn mùa sững sốt những trầm luân

một sắc áo một đời không giữ nổi
huống chi em trăm thứ áo, trăm màu
nên yêu nữ sinh khổ chi bằng yêu cô giáo
ta điếng hồn thêm mấy cõi xưa sau...

hoàng lộc